Hiện nay việc câu trộm wifi tương đối đơn giản, những người câu trộm wi-fi có thể tải các app có sẵn trên điện thoại hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ bẻ khóa mật khẩu wi-fi nhằm sử dụng chung wi-fi của người khác mà không phải trả phí.
Câu hỏi đặt ra là việc câu trộm Wifi của người khác như vậy liệu có phải hành vi trộm cắp không?
Câu trộm Wi-fi có phài hành vi trộm cắp?- Minh họa
Trước hết phải nói rằng quyền sử dụng nó là quyền tài sản thuộc về cá nhân khi cá nhân thực hiện việc chi trả các khoản phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp wifi hợp pháp ( như Viettel, VNPT,..).Vậy nên chỉ cá nhân đó được quyết định ai sẽ là người sử dụng chung wifi với mình thông qua việc cung cấp mật khẩu wifi. Việc tự ý xâm nhập vào wifi của người khác là trái pháp luật
Nhiều người dùng bị " ké" wifi xem đây là chuyện bình thường dù có hơi khó chịu, tuy nhiên thực tế việc câu trộm Wifi nếu có đủ yếu tố có thể cấu thành tội” Trộm cắp tài sản” theo điều 173 Bộ luật hình sự 2015.
Căn cứ theo Điều 173 Bộ luật này, người câu trộm Wifi đã cố ý xâm phạm quyền sở hữu của người khác, nhằm mục đích sử dụng tài sản mà không được sự cho phép của chủ sở hữu (Từ đây người đăng ký và trả phí sử dụng dịch vụ wifi sẽ được gọi là chủ sở hữu)
Người này có hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu để xâm nhập và sử dụng wifi trái phép mặc dù không có sự đồng ý. Hậu quả là wifi bị câu trộm khiến cho chất lượng sử dụng mạng của chủ sở hữu trở nên yếu đi, gây ra nhiều bất tiện không đáng có.
Hành vi câu trộm wifi sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi câu trộm wifi thông thường sẽ không gây ra hậu quả đáng kể, giá trị thiệt hại không lớn, nên nếu vi phạm lần đầu sẽ chỉ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Nhưng nếu sau khi bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm, hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên, tùy theo mức độ mà phải người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể phải chịu án phạt tù lên đến 03 năm và phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.
Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, theo điều 173 Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, nếu mục đích của hành vi trộm wifi nhằm mục đích chiếm đoạt dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng..v.v..làm ảnh hưởng tới quyền bí mật riêng tư thì người vi phạm có thể bị xử phạt theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50.000.000 đồng.
Nếu tái phạm, người này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc chịu trách nhiệm hình sự lên đến 3 năm tù về tội xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác, theo điều 159 Bộ luật Hình sự 2015.
Tóm lại, hành vi trộm wifi của người khác là hành vi trái pháp luật, tùy vào mục đích, mức độ gây thiệt hại mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu pháp luật hình sự.
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 05:23:47 CH
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 02:20:00 CH
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 02:19:01 CH
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 01:43:22 CH
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 13/11/2021 01:02:11 CH