CẢNH SÁT GIAO THÔNG CÓ QUYỀN TRUY ĐUỔI NGƯỜI VI PHẠM HAY KHÔNG ?

Chủ đề   RSS   
  • #459810 03/07/2017

    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    CẢNH SÁT GIAO THÔNG CÓ QUYỀN TRUY ĐUỔI NGƯỜI VI PHẠM HAY KHÔNG ?

     Theo điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA thì cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn (không nói rõ là cho phép Cảnh sát Giao thông (CSGT) truy đuổi người vi phạm giao thông)
    - Theo luật xử lý vi phạm hành chính 2013, Thông tư 01/2016/TT-BCA thì quy định “Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh”, và cũng có nói CSGT “được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.
    - Theo điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT mà chủ phương tiện không chấp hành, bỏ chạy thì đây được coi là hành vi vi phạm: “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”, và cũng được coi là “Hành vi chống người thi hành công vụ”. Và khi đó, CSGT có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi này, trong đó có quyền bắt giữ người có hành vi chống đối.
    ==> Như vậy, việc CSGT truy đuổi đến cùng người vi phạm giao thông bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT vẫn là phù hợp quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình truy đuổi của CSGT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng các loại công cụ hỗ trợ này và phải đảm bảo an toàn giao thông để không xảy ra tai nạn cho các phương tiện khác.

     
    9435 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dungtran_95 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (04/07/2017) anthuylaw (04/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459821   04/07/2017

    Việc truy đuổi người vi phạm khi thi hành nhiệm vụ của các chiến sĩ cảnh sát giao thông là đúng. Nhưng hiện vấn đề không có gì để nói khi có những trường hợp có những vụ tai nạn chết người mà nguyên nhân là do việc rượt đuổi theo người vi phạm. Theo mình thì việc truy đuổi người vi phạm là không cần thiết vì nó nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao,bên cạnh đó bằng các biện  pháp nghiệp vụ thì cảnh sát có thể phạt nguội hành vi vi phạm giao thông đó. Hiện nay với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử thì vấn đề ghi lại hình ảnh, tốc đọ và tuy ra nguồn gốc xe là rất dễ dàng, mình cho rằng đó là biện pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt bắt buộc cảnh sát phải truy đuổi theo người vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (04/07/2017) Dungtran_95 (04/07/2017)
  • #459824   04/07/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ việc cảnh sát giao thông truy đuổi hành vi vi phạm bỏ trốn được xem như là biện pháp ngăn chặn nên được thực hiện. Nghĩ đơn giản nếu như cảnh sát không có quyền truy đuổi thì người điều khiển vi phạm khi cảnh sát yêu cầu dừng xe sẽ không ai dừng và điều này đồng nghĩa với việc chả xử phạt được ai cả

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #459826   04/07/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình nghĩ đâu cần truy đuổi chi cho mệt vậy, một tuyến đường sẽ có nhiều trạm gác hoặc sẽ có hệ thống cán bộ giao thông có hệ thống bộ đàm dù không có bộ đàm đi chăng nữa thì cũng có điện thoại mà...chỉ cần thông báo về việc chiếc xe biển số bao nhiêu đó, có hành vi vi phạm ra sao, phối hợp với nhau kiểu "chặn đầu, chặn đuôi" là có thể bắt được rồi, có cần thiết phải truy đuổi. Mình biết biện pháp này cũng cần tùy vào khu vực cụ thể nhưng mình thấy như vậy là tốt nhất. 

    Nếu đã có ý định bỏ chạy rồi thì chủ những phương tiện này đã sẵn sàng tâm lý tạo ra những hành vi vi phạm pháp luật mà bất chấp hậu quả. Những chiến sĩ công an cũng không nên quá "nhiệt huyết" với công việc như vậy, những hậu quả để lại thiệt hại cho nhiều phía, không chỉ người bị truy đuổi, người truy đuổi mà còn ảnh hưởng đến giao thông và những người tham gia giao thông nữa.

    Mình nghĩ nên có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về việc truy đuổi khi chủ phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng xe.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (04/07/2017)
  • #459890   04/07/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần


    Chủ đề này hay, đã có nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Bản thân em nghĩ trước hết phải nói ở một chừng mực nhất định chiến sỹ cảnh sát cũng là một cán bộ công chức, mà đã là cán bộ công chức thì chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật (Luật và các văn bản dưới Luật quy định thế nào ta làm thế đó).

    Từ cổ chí kim em chưa đọc được văn bản nào quy định cảnh sát giao thông phải truy đuổi người vi phạm trật tự an toàn giao thông đến cùng (trừ đuổi bắt tội phạm), đuổi bắt ở đây theo kiểu "đuổi cùng giết tận". 

    Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định người thi hành công vụ khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn như: tạm giữ phương tiện, tạm giữ người, tạm giữ giấy phép... để kịp thời xử lý nhằm mục đích cuối cùng là phòng ngừa hậu quả xấu nhất do người vi phạm có thể gây ra.

    Mục đích cuối cùng của việc chạy - đuổi này để làm gì?

    Người chạy thì mong "thoát" được mấy đồng tiền phạt, bỏ ra vài đồng nộp vào ngân sách Nhà nước thì đã làm sao, có làm làm nghèo thêm được đâu. Người đuổi thì giải quyết vấn đề gì? thu được mấy đồng tiền phạt cũng có làm cho ngân sách giầu thêm được không? Trong khi việc chạy - đuổi có thể mang lại rủi ro cho sức khỏe, tài sản, thậm chí cả tính mạng của bản thân và cho xã hội.

    Nói tóm lại, hành động đuổi bắt đến cùng em chẳng ủng hộ và cũng không phải là giải pháp tối ưu trong khi còn rất nhiều phương án giải quyết tình thế.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Xmen-8711 vì bài viết hữu ích
    Dungtran_95 (06/07/2017)