Vì một cuộc sống đổi đời, vì một giấc mơ nước ngoài nhiều người không ngần ngại qua nước ngoài lao động hoặc thậm chí là lấy chồng tại các nước này để được cấp visa ở lại làm việc.
Hình thức này hiện nay không còn mới khi việc môi giới xuất khẩu lao động đã có từ rất lâu tại VIệt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa việc môi giới và lừa đảo bán người qua nước ngoài khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ để làm vợ cho người nước ngoài khiến cuộc sống như bị giam cầm tại đó.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động hợp pháp vẫn luôn được Chính phủ khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ ngoại hối của Việt Nam cũng như cải thiện đời sống của nhân dân và hợp tác quốc tế đối với các nước có lao động là người Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo Điều 28 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định Bộ LĐTBXH có trách nhiệm lớn nhất trong xuất khẩu lao động.
Hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cấp.
Qua đó, cho thấy cho thấy Bộ LĐTBXH là cơ quan có thẩm quyền lớn nhất trong việc thực hiện cấp phép đưa NLĐ Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Đối với các cá nhân thực hiện môi giới việc làm như hiện nay sẽ được xem là vi phạm pháp luật.
2. Tại sao nhiều người lại bị lừa bán sang nước ngoài
Có thể thấy thực trạng hiện nay vẫn có nhiều lao động mắc bẫy vẫn vì nguyên nhân lớn nhất đến từ suy nghĩ tính chất công việc là “việc nhẹ, lương cao”. Bên cạnh đó, phần nhiều là phụ nữ và có hoàn cảnh khó khăn muốn tìm một công việc trang trải cho cuộc sống.
Bên cạnh đó, lao động tại Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ các quy định xuất khẩu lao động, trong khi làm thủ tục xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp phép với chi phí rẻ thì việc thông qua môi giới là cá nhân phải bỏ ra một số tiền lớn để chi trả.
“Nhẹ dạ, cả tin”, phản ánh lên việc đa phần các đối tượng thực hiện môi giới thực hiện thường có mối quan hệ quen biết với các nạn nhân. Qua đó, độ uy tín của đối tượng lừa đảo cũng được tin cậy hơn.
Qua đó có thể tóm lại các ý chính như sau:
(1) Đối tượng thực hiện lừa đảo thường là:
- Là phụ nữ đang tìm kiếm việc làm.
- Công nhân đang thất nghiệp.
- Lao động trẻ nhưng ít được tiếp cận tin tức pháp luật.
- Người có nhu cầu sang nước ngoài lao động.
(2) Cách thức thực hiện
- Mời chào việc làm hấp dẫn như: “việc nhẹ lương cao”, giấc mơ nước ngoài, lấy chồng nước ngoài đổi đời,...
- Tiếp cận thông qua quảng cáo trên mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện và gặp trực tiếp để tư vấn.
(3) Hậu quả dẫn đến
Các đối tượng lừa đảo mua bán người sang biên giới thường thực hiện với vỏ bọc là công ty xuất khẩu lao động với đường dây tinh vi. Sau khi, lừa sang biên giới sẽ giao người cho bên nước ngoài để nhận tiền hoa hồng. Lao động tại đó sẽ được đưa về nhà chồng người nước ngoài để làm việc và bị giam cầm tại đó.
Sự việc này thường diễn ra tại các biên giới có giáp với Việt Nam như Campuchia hay Trung Quốc với việc thiếu phụ nữ do dân số nam cao nên đàn ông Trung Quốc thường liên hệ tìm kiếm vợ tại các nước trong khu vực có trả phí cho người môi giới.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người
(1) Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm - 10 năm:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện các hành vi nêu trên.
(2) Phạt tù từ 08 năm - 15 năm:
- Có tổ chức.
- Vì động cơ đê hèn.
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể người tại mục (3).
- Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với từ 02 người đến 05 người.
- Phạm tội 02 lần trở lên.
(3) Phạt tù từ 12 năm - 20 năm:
- Có tính chất chuyên nghiệp.
- Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
- Đối với 06 người trở lên.
- Tái phạm nguy hiểm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng - 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người dân cần đặc biệt chú ý các thủ đoạn lừa đảo môi giới việc làm sang biên giới hấp dẫn, đặc biệt là phụ nữ cần cẩn thận hơn trong việc mời gọi xuất khẩu lao động thì phải kiểm tra doanh nghiệp đó phải uy tín và được cấp phép bởi Bộ LĐTBXH hoặc tìm đến cơ quan việc làm tại tỉnh đó để xác nhận thông tin đó có uy tín không.
Trường hợp cá nhân môi giới mà không thuộc đại diện công ty được cấp phép thì xem như phạm tội mua bán người và có thể bị truy cứu hình sự hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.