Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011-2016” được đưa ra thảo luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH mới đây đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP đối với ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm, kiểm soát giết mổ động vật… bộc lộ không ít tồn tại, yếu kém. Tình trạng ngộ độc thực phẩm đang diễn ra khá phức tạp là một thách thức lớn với công tác ATTP, có rất nhiều thực phẩm gắn mác “sạch” mà “không sạch”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với người tiêu dùng.
Vụ công nhân Bình Dương bị ngộ độc (ngày 09.3.2017)
Vậy pháp luật quy định như thế nào về xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo Ðiều 317 Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
…”
Theo như quy định trên chỉ cần cấu thành hình thức, có hành vi vi phạm, chưa cần có hậu quả trên thực tế đã bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự phải tránh tràn lan, cần tập trung vào các đối tượng cố ý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm nhằm thu lợi bất chính lớn hoặc gây hậu quả trên diện rộng, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 06/06/2017 10:05:54 CH
Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 06/06/2017 10:04:52 CH