Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

Chủ đề   RSS   
  • #471996 24/10/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

    Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ, nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện, nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một, xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý.

    Cụ thể, các trường hợp công chứng, chứng thực sau đây không được thừa nhận giá trị pháp lý:

    - Công chứng bản dịch (chính) được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ hoặc giả mạo.

    - Công chứng  giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

    - Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

    - Công chứng mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

    - Công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

    - Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

    - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

    - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân

    - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

    - Chứng thực bản sao mà bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

    - Chứng thực bản sao mà giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Căn cứ pháp lý: Luật công chứng 2014Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

    Và sau đây là những trường hợp không được lập vi bằng, nghĩa là trong trường hợp này, nếu lập vi bằng sẽ không được thừa nhận giá trị pháp lý, bị xem là vi phạm pháp luật vi bằng:

    - Các trường hợp quy định Thừa phát lại không được làm.

    + Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    + Đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

    + Tư vấn cho cá nhân, tổ chức dẫn đến thực hiện các hành vi trái pháp luật.

    + Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

    + Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan để tạo lập hồ sơ giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.

    + Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho Văn phòng Thừa phát lại của mình trong việc hành nghề thừa phát lại.

    + Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

    + Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

    - Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: Lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

    - Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, trái đạo đức xã hội.

    - Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp theo quy định của pháp luật về chứng thực gồm: Lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch.

    - Lập vi bằng sự kiện, hành vi mà thừa phát lại biết rõ nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.

    - Lập vi bằng sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.

    - Sự kiện, hành vi không do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ pháp lý: Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại

    Như vậy, loại trừ các trường hợp nêu trên thì được phép công chứng, chứng thực và lập vi bằng.

    Có trường hợp được phép công chứng, chứng thực, nhưng không được lập vi bằng đó là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch.

    Các bạn lưu ý vấn đề này nhé!

     
    58003 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #530012   30/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Pháp luật dùng từ khó phân biệt thật. Có thể hiểu chứng thực là xác minh tính xác thực đúng với bản chính, công chứng là công nhận giao dịch, hợp đồng hợp pháp có giá trị pháp lý còn vi bằng có giá trị như một bằng chứng chứng minh là có giao dịch chứ không có ý nghĩa chứng minh giao dịch đó hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #530186   01/10/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Vi bằng bản thân nó đã nói lên tất cả. Đó là hành vi và bằng chứng về việc xác lập một quan hệ dân sự nào đó. Bản thân vi bằng là sự ghi nhận có quan hệ A quan hệ B xảy ra còn đúng sai thế nào họ không có quyền phán quyết. Do đó tính pháp lý khi xảy ra tranh chấp thì có thể coi là chứng cứ chứng minh tùy từng quan hệ. Nói chung tính pháp lý không cao.

     
    Báo quản trị |  
  • #531861   30/10/2019

    cho em hỏi là vi bằng có giá trị pháp lý thay thế các văn bản thỏa thuận thông thường không ạ?

    Em cảm ơn ạ!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TR13595 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/10/2019)
  • #531887   30/10/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng. 
     
    Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
     

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    TR13595 (06/01/2020)
  • #532163   31/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Thông tin bạn cung cấp thực sự hữu ích. Mình nhận thấy điểm khác nhau cơ bản nhất giữa lập vi bằng và công chứng, chứng thực đó là: công chứng, chứng thực sẽ xác đijnh tính xác thực, chính xác của văn bản, hợp đồng, giao dịch dân sự.. còn vi bằng và việc xác nhận về hành vi sự kiện pháp lý. Một bên là gấy tờ, một bên là hành vi. Mà thông thường, những văn bản có công chứng, chứng thực sẽ có gía trị cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #534111   30/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề lập vi bằng, mình thấy rất nhiều trường hợp giao dịch về quyền sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử đất nên tiến hành lập vi bằng và nhiều người nghĩ có giá trị về mặt pháp lý. Nhưng thực chất vi bằng chỉ giống như một giấy tờ ghi nhận có giao dịch nào đó xảy ra chứ không phải đó là một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     
    Báo quản trị |  
  • #534383   02/12/2019

    vậy cho em hỏi  thêm:

    vi bằng nó có gí trị gì trong giao dich mua bán nhà đất khi xảy ra tranh chấp giữ hai bên. CQ nhà nước có công nhận hai bên đã có thỏa thuận mua bán không khi các bên chưa thực hiện thủ tục công chứng. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TR13595 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019)
  • #534391   02/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề bạn hỏi thêm liên quan đến giá trị vi bằng, hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mình xin đưa ra quan điểm của mình như sau:

    Thứ nhất, khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013: Có Giấy chứng nhận, Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.

    Thứ hai, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới được Nhà nước công nhận theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013:

    "a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;"

    Thứ ba, về giá trị của vi bằng. Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP:

    "1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

    Do vậy, vi bằng chỉ là văn bản do Thừa pháp lại lập ghi nhận sự kiện dùng làm chứng cứ xác nhận có giao dịch dân sự xảy ra.

    Cập nhật bởi lananh8998 ngày 02/12/2019 12:31:59 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019) TR13595 (06/01/2020)
  • #535733   27/12/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Khái niệm lập vi bằng đối với người dân là khá mới mẻ, nhiều người còn  khá lạ lẫm và chưa biết đến việc lập vi bằng. Ngoài ra, lập vi bằng cũng không phải là thủ tục bắt buộc trong các giao dịch, trong khi một số giao dịch như chuyển nhượng bất động sản, mua bán nhà hoặc di chúc ... lại bắt buộc phải được công chứng, chứng thực.  Ngoài ra, giá trị pháp lý của vi bằng cũng không cao như đối với văn bản công chứng, nó chỉ có giá trị tham khảo hoặc là nguồn chứng cứ khi xảy ra tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #536512   31/12/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Theo tôi nghĩ để giúp bạn đọc thấy rõ về sự khác biệt thì không thể thiếu ơhần trình bày khái niệm của 2 đối tượng cần so sánh này như sau:
    Thứ nhất, Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
    Thứ hai, công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.
    Thứ ba, chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua đó đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và giao dịch.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #536635   02/01/2020

    Mình xin bổ sung giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng:

    Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch. Vi bằng chỉ là sự ghi nhận những sự kiện, hành vi, tuyên bố, cam kết, thỏa thuận, xác nhận sự kiện có thật. Hành vi của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng, tương ứng với những quy định của pháp luật có liên quan mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và họ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

    Hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành đối với các bên, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu, pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #536668   02/01/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về giá trị vi bằng: Đây là một tài liệu bằng văn bản hoặc có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.
     
    Tài liệu này có giá trị như một nguồn chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #538560   09/02/2020

    Mình thấy vi bằng được sử dụng rẩ nhiều trong các giao dịch mua bán nhà đất. Người dân chưa có sự hiểu biết đầy đủ về vi bằng nên khi xảy ra tranh chấp và rủi ro pháp lý thì họ mới thật sự nhận ra. Điều này gây ra trở ngại trong vấn đề giải quyết tranh chấp rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #539524   27/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định một số trường hợp không được lập vi bằng. Giá trị của vi bằng chỉ là ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trong các trường hợp này là ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế hợp đồng công chứng, chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn datthinh3110 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2020)
  • #539525   27/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Đúng vậy. Việc giao dịch đất lập vi bằng mang lại rủi ro pháp lý rất cao. Khi giải quyết tranh chấp cũng rất khó khăn

     
    Báo quản trị |  
  • #539535   27/02/2020

    Thông thường khi mua bán, giao dịch đất đai mọi người thường có xu hướng ra văn phòng công chứng hơn vì nó có giá trị pháp lý cao hơn, các trường hợp lập vi bằng khi phòng công chứng từ chối vì không đủ giấy tờ hoặc lý do gì đó, và lập vi bằng chỉ là chứng nhận cho hành vi pháp lý của 2 bên và họ tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #539804   29/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Bài viết rất hữu ích. Có thể thấy phan biệt được công chứng và vi bằng có thể giúp người dân tránh được những rủi ro pháp lý khi thực hiện mua bán đất động sản. Thông qua đó có thể hạn chế được những vụ tranh chấp dân sự không cần thiết

     
    Báo quản trị |  
  • #539816   29/02/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về bản chất vi bằng: Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
     
    Như vậy, nó được hiểu là một tài liệu bằng văn bản hoặc có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.
     
    Tài liệu này có giá trị như một nguồn chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #539860   29/02/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Cảm ơn bài viết vô cùng hữu ích của bạn. Vi bằng, công chứng, chứng thực là ba thuật ngữ được sử dụng để chỉ cách thức làm cho giao dịch, văn bản có giá trị trước pháp luật hay là chứng cứ chứng minh nếu xảy phát sinh tranh chấp sau này. Tuy nhiên mọi người vẫn hay nhầm lẫn giữa các thủ tục trên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #539874   29/02/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Vi bằng có thể là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự; là căn cứ để thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên vi bằng lại không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Ví dụ trong những trường hợp yêu cầu phải công chứng văn bản (ví dụ hợp đồng mua bán nhà đất) thì không thể lập vi bằng thay cho hợp đồng được công chứng.

     

     
    Báo quản trị |