Căn cứ chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #607494 15/12/2023

    quynhnn18

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2019
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Căn cứ chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu và căn cứ chấm dứt hiệu lực của nó là gì?

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao lâu?

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân có thể gia hạn thêm nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực tối thiểu là 10 năm và không giới hạn thời gian có hiệu lực nếu được tổ chức, cá nhân nộp đơn tiếp tục gia hạn hiệu lực.

    Căn cứ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 như sau:

    - Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

    - Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

    - Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

    - Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

    - Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

    - Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

    - Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

    Ngoài ra, thời gian chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định là ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp, khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

     
    149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận