Cán bộ đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng không trở về thì bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611441 11/05/2024

    btrannguyen
    Top 150
    Lớp 7

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (538)
    Số điểm: 9188
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 174 lần


    Cán bộ đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng không trở về thì bị xử lý thế nào?

    Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước nhưng có một số lượng nhỏ không quay trở về đất nước thì sẽ bị xử lý thế nào? Ai sẽ đền bù phần ngân sách này?

    Cán bộ đi du học bằng ngân sách nước nhưng không trở về có vi phạm pháp luật không?

    Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước, trong đó:

    Phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định 86/2021/NĐ-CP nếu không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2021/NĐ-CP;

    Theo đó, du học sinh học bổng ngân sách nhà nước được quy định như sau:  

    Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí sau đây:

    + Học bổng ngân sách nhà nước cấp trong khuôn khổ hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;

    + Học bổng ngân sách nhà nước cấp thông qua các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

    Như vậy, việc cán bộ, công chức, viên chức là du học sinh được cử đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng không trở về theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý.

    Đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng không trở về thì bị xử lý thế nào?

    1) Xử phạt hành chính

    Theo Khoản 2,3 Điều 21 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp như sau:

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc không được cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.

    - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật mà không bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bồi hoàn các khoản kinh phí đã được hưởng và chịu mọi chi phí bồi hoàn theo quy định đối với hành vi vi phạm.

    2) Bồi thường chi phí đào tạo được ngân sách nhà nước chi trả

    Theo Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

    Cách tính chi phí đền bù như sau:

    - Cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù trong các trường hợp sau:

    + Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

    + Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

    - Đối với các trường hợp đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

     

    S =

    F

    x (T1 - T2)

    T1

    Trong đó:

    + S là chi phí đền bù;

    + F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;

    + T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

    + T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

    Như vậy, cán bộ được cử đi du học nước ngoài nhưng không về, tự ý bỏ việc phải trả 100% chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học.

    Đồng thời, người vi phạm còn bị xử phạt lên đến 60.000.000 khi đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng không trở về theo thoả thuận.

    Để được đi du học bằng ngân sách nhà nước phải đáp ứng điều kiện gì?

    1) Điều kiện chung

    Theo Điều 3 Quyết định 02-QĐ/BCĐ, cán bộ được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như sau:

    - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    - Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

    - Nội dung của khóa bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác hoặc vị trí lãnh đạo, quản lý được quy hoạch.

    - Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.

    - Được cử đi bồi dưỡng không quá 02 lần một năm, không bố trí tham gia bồi dưỡng trong 02 năm liên tiếp theo kinh phí thực hiện  Kết luận 39-KL/TW năm 2022. Đối với bồi dưỡng ngắn hạn, cán bộ chỉ được tham gia một lần. Trường hợp cần thiết do Lãnh đạo Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 39-KL/TW năm 2022, quyết định.

    - Có cam kết trước khi được cử đi bồi dưỡng theo mẫu quy định.

    Mẫu cam kết: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/11/mau-cam-ket-du-hoc.docx 

    2) Điều kiện cụ thể

    Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn chung quy định như trên, cán bộ được cử đi bồi dưỡng cần đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể tại Điều 3 Quyết định 02-QĐ/BCĐ như sau:

    - Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn:

    Cán bộ còn đủ thời gian công tác là lãnh đạo, quản lý ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

    - Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng trung hạn:

    + Còn đủ thời gian công tác là lãnh đạo, quản lý ít nhất 24 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

    + Có năng lực học trực tiếp bằng ngoại ngữ.

    + Phải đạt yêu cầu của vòng phỏng vấn tuyển chọn của cơ sở đào tạo thực hiện chương trình bồi dưỡng trung hạn.

    - Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ:

    + Còn đủ thời gian công tác ít nhất 24 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

    + Phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đầu vào, đầu ra thực hiện theo thông báo tuyển sinh hằng năm hoặc của từng khóa học.

    Ngoài ra, khoản 1 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức như sau:

    - Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

    - Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

    - Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

    - Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

    Như vậy, để được cử đi du học bằng ngân sách nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng các điều kiện chung và các điều kiện cụ thể theo từng loại hình đào tạo.

     
    108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận