Cán bộ, công chức tham nhũng, nhận hối lộ, một phần lỗi là do người dân!

Chủ đề   RSS   
  • #59029 29/08/2010

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Cán bộ, công chức tham nhũng, nhận hối lộ, một phần lỗi là do người dân!

    Chào các bạn,

    Vấn đề tham nhũng, nhận hối lộ đang là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Cán bộ, công chức tham nhũng, nhận hối lộ thì người dân nào cũng vô cùng bức xúc.


    Nhưng ở một góc độ khác, theo tôi, việc cán bộ công chức tham nhũng có một phần là do lỗi của người dân.


    Chúng ta hãy suy ngẫm và cho ý kiến về một vài ý kiến sau đây trường hợp dưới đây.


    - Trường hợp thứ nhất: Một người đi khám bệnh, ở bệnh viện hôm nay ( thực ra là mọi hôm) rất đông, nhìn thấy số thứ tự mà họ nhận được đã lên tới 50, họ phát hoảng. họ còn nhiều công việc phải làm.


    Thế là, thay vì chờ đợi để được khám theo số thứ tự, họ bỏ tiền vào sổ khám bệnh nộp cho y tá. Y tá nhận được tiền, thu xếp cho họ vào khám ngay.


    - Trường hợp thứ hai: Một người bạn đã nói với tôi rằng, xưa nay rất ghét người chạy trường và ghét luôn ông hiệu trưởng nào nhận tiền để chạy trường học cho con.


    Nhưng rồi, con chị ấy vào lớp 1, thật oái oăm, nếu học đúng tuyến, thằng bé phải đi gần 3km mới tới được trường. Nhưng học trái tuyến thì trường trái tuyến lại ở ngay sau lưng nhà.


    Từ thực tế này sẽ nảy sinh vấn đề là phải có người đưa thằng bé đi học, không thể để thằng bé mới 6 tuổi đi bộ 3 km ở ngoài đường đông đúc, lỡ có chuyện gì thì khổ.


    Nhưng ai đưa, ba và mẹ phải đi làm từ sớm và bận đến nỗi không thể đón con về đúng giờ được, ông bà nội ngoại, người thì đã mất, người thì ở xa.


    Vậy là chấp nhận đến cầu cạnh, mua chuộc để xin cho con học trường trái tuyến nhưng ở gần nhà hơn, để thằng bé có thể tự đi về.


    - Trường hợp thứ 3: doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nếu xe chở đúng trọng tải, mỗi chuyến chỉ lời được 100 nghìn. Nhưng nếu xe vượt quá trọng tải, doanh nghiệp có thể lời đến 500, 600 nghìn.


    Vậy là doanh nghiệp chấp nhận, cung phụng, quà cáp, biếu xén cho các anh CSGT 100, 100 ngàn. 


    ....còn rất nhiều trường hợp tương tự.


    Như vậy có thể thấy rằng, vì lợi ích của mình, một người có thể sẵn sàng vi phạm pháp luật. Khi người dân có người sẵn sàng vi phạm pháp luật vì lợi ích của mình, thì cán bộ, công chức, ( họ cũng chỉ là con người) sẵn sàng vi phạm pháp luật vì lợi ích của mình.


    Cán bộ công chức nhận hối lội, tham nhũng càng nhiều thì chứng tỏ trong xã hội ta, người dân vì lợi ích của mình mà vi phạm pháp luật cũng nhiều không kém.


    Ai có ý kiến đồng tình hay phản đối thì cho ý kiến trao đổi thảo luận--> vì một xã hội tốt đẹp hơn.

    CV

     
    44140 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #87726   11/03/2011

    ngocxitet
    ngocxitet

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1187
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Cũng tại chính chúng ta!

    Tham nhũng! tham nhũng! tham nhũng

    Sáng, trưa, chiều tối mỗi ngày có thể được nghe hoặc thấy đăng đâu đó ít nhất ba lần.

     

    Phòng tham nhũng! Chống tham nhũng! Diệt trừ tham nhũng!

    Ngày, tháng, năm liên miên hội nghị, hội thảo, chương trình bàn cách.

     

    Thành tích cũng nhiều, kết quả cũng có, nhưng liệu có kịp với sự phát triển của nó chưa?

     

    Ngày nay, không cần dùng phép cường điệu để mô tả về tham nhũng cũng đủ thấy mức độ và quy mô khủng khiếp của nó. Nó hầu như hiện diện ở tất cả mọi nơi mọi lĩnh vực mà bạn liên quan đến. Ngày xưa nhắc đến ông này tham ô, nhận hối lộ là một điều đáng quan tâm, bây giờ nhắc đến ông này không tham ô, ông kia không nhận hối lộ (nói chung là liêm khiết) thì mới nhận được sự quan tâm. Tất nhiên không thể nào nói tất cả mọi cán bộ công chức…đều tham nhũng, nhưng chúng ta cần phải thẳng thắn với nhau rằng bây giờ tham nhũng đã tập hợp được một đội ngũ lớn, đông đảo và toàn diện về lĩnh vực.

     

    Đã có rất nhiều giải pháp, biện pháp, cách thức….nói chung là tất cả mọi cái để làm sao phòng chống tham nhũng được đưa ra. Người thì cho là phải hoàn thiện chính sách, kẻ lại bảo hoàn thiện pháp luật, nhà này nói phải có cơ chế giám sát minh bạch, cơ quan kia bảo phải tăng mức hình phạt,,,

     

    Đúng là phải làm vậy thật, nhưng làm như thế chỉ phòng chống được tham ô thôi, còn nhận hối lộ thì hơi khó. Ở đây tôi không bàn đến các việc làm của cơ quan nhà nước, mà chỉ muốn nói đến việc làm của chúng ta: Những công dân.

     

    Tôi, bạn, và rất nhiều người nữa lâu nay cứ nói ghét tham nhũng, cứ nói ủng hộ phòng chống tham nhũng, mà chúng ta hãy thử nhìn lại mình xem mình đã làm những gì để phòng chống tham nhũng?Hay chúng ta đang nuôi sống, phát triển, cổ súy  tham nhũng bằng cách đưa hối lộ hoặc “tiền bồi dưỡng” và thái độ thờ ơ với các tiêu cực diễn ra xung quanh mình?

     

    Ra đường, vi phạm luật giao thông, bị phạt thì đưa tiền để giải quyết cho nhanh khỏi bị giam xe hay giữ giấy tờ. Lên cơ quan này, cơ quan nọ làm bất kỳ hồ sơ gì muốn nhanh thì lại đưa tiền, chứ chưa nói là hồ sơ thiếu thứ này, thứ kia. Thấy ông kia làm được cái hồ sơ “khó” mà đến cả ông tiến sỹ luật hay ông luật sư kỳ cựu cũng không làm được, thấy ông công chức này, cán bộ nọ ở có quan này cơ quan này, quan kia, hay hạch sách đòi tiền thì cũng mặc kệ. Còn nhiều, nhiều lắm, mà chắc ai cũng biết rồi không cần phải kể ra làm gì cho dài dòng.

     

    Lẽ đời, phàm cái gì có hại thì chúng ta tẩy chay, phòng, chống, tiêu diệt. Nhưng với tham nhũng thì dường như đại bộ phận chúng ta chỉ hô hào, hô hào cho hay, hô hào cho có. Còn thực tế hành động thì ngược lại hoàn toàn những gì mình nói. Hầu hết chúng ta chỉ quan tâm chính mình, chỉ cần được việc mình, còn mọi thứ thì “ối dào chẳng liên quan” cứ kệ nó. Nhưng kệ nó liệu là nó có không ảnh hưởng đến mình?chẳng còn nói xa là việc ảnh hưởng đến kinh tế hay xã hội, chỉ cần mai mốt phải làm những cái mà người trước làm phải hộ lộ, phải bồi dưỡng thì mình lại cũng phải hối lộ và bồi dưỡng.

     

    Tôi, bạn và những người còn đưa hối lộ, còn thờ ơ  với tệ nhũng nhiễu hạch sách còn có tội lớn hơn cả những ông, bà tham nhũng kia gấp nhiều lần. Nếu nói theo ngành nông nghiệp thì chính chúng ta đang “trồng trọt”, “chăn nuôi” và phát triển “diện tích”, “mô hình” tham nhũng ở chính đất nước chúng ta. Mà tác hại của tham nhũng thì không cần phải tìm hiểu kỹ cũng có thể biết và giật mình.

     

    Chúng ta những công dân, không nên chỉ trông chờ việc phòng chống tham nhũng từ những cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Mà phải biết chung tay để chống lại hiện tượng tiêu cực này bằng cách không đưa hối lộ, bằng cách tố cáo các hành vi tham nhũng.

     

    Hãy tự kiểm điểm mình, tự tố cáo mình cho dù là chỉ với chính mình để đất nước Việt Nam này phát triển nhanh chóng và cường thịnh./.

    Điều ta biết chỉ là một giọt nước

    Điều ta chưa biết là cả đại dương mênh mông.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocxitet vì bài viết hữu ích
    chaulevan (13/03/2011)
  • #90135   23/03/2011

    thanhlundbp
    thanhlundbp

    Male
    Sơ sinh

    Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có quan điểm thế này:
    Trường hợp thứ nhất người khám bệnh đó đang ở một xã hội có ít bệnh viện.
    nếu có nhiều bệnh viện và bác sỹ đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì họ không phải chờ theo thứ tự
    Trường hợp thứ 2: Người đó phải cho con đi học xa nhà trong khi đó có trường gần nhà. Vậy tại sao không sửa luật hoặc quy định cho người gần học gần người xa học xa có nghĩa là ai gần trường nào học gần trường đó. nếu muốn vào trường tốt thì phải chấp nhận đi xa.
    Trường hợp thứ 3: Doanh nghiệp tại sao phải làm việc đó vì để hoạt động được thì phần lãi của 100 nghìn đó không đủ do có nhiều đơn vị khác vặt của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó hoạt động trong một xã hội lành mạnh thì đâu phải chở quá tải để tăng lợi nhuận
    Tôi nghĩ vậy không biết thế nào
     
    Báo quản trị |