Theo Quy định
96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
Theo đó, người có trên 1/2 nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ bị đưa ra khỏi quy hoạch chức vụ cao hơn, xem xét cho thôi giữ các chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc sẽ bỏ phiếu tín nhiệm mà không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm.
So với quy định cũ, người có trên 1/2 phiếu tín nhiệm thấp chỉ bị xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch chức vụ cao hơn.
Bộ Chính trị nêu rõ việc lấy phiếu tín nhiệm góp phần chống tham nhũng, giúp cán bộ tự soi, tự sửa. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được dùng để đánh giá cán bộ, chứ không phải chỉ để "tham khảo trong đánh giá cán bộ" như trước đây.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu, với ba mức độ: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, HĐND các cấp bầu hoặc phê chuẩn sẽ theo quy định của Quốc hội; chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu sẽ theo chương trình làm việc của Trung ương; chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương sẽ tổ chức sau khi lấy phiếu tín nhiệm chức danh do HĐND bầu.
Quốc hội từng lấy phiếu tín nhiệm ba lần, vào tháng 6/2013, tháng 11/2014 và tháng 10/2018.