“Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện” liệu có nên?

Chủ đề   RSS   
  • #609676 18/03/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    “Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện” liệu có nên?

    Những thông số không biết nói dối kể từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP ra đời đã cho thấy số vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn đã giảm dần qua từng năm là rất đáng khuyến khích. Qua đó, việc xử phạt nồng độ cồn ngày càng được xử lý gắt gao để giảm thiểu tuyệt đối số vụ tai nạn. Thậm chí sắp tới đây sẽ tiến hành cấm hoàn toàn nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện đang được rất nhiều người được quan tâm.
     
    Đó là thông tin vừa được Quốc hội đang thảo luận với 2 luồng kiến nghị như sau:
     
    Nhóm thứ nhất: Nhất trí với dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 
     
    Nhóm thứ hai: Đề nghị cân nhắc quy định trên và cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất.
     
    Theo như kiến nghị thứ nhất đang rất được quan tâm và nhận được đồng thuận của các nhà làm luật cũng như cơ quan chuyên ngành là tiến hành cấm hoàn toàn nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
     
    Cụ thể, nếu dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông được thông qua với ý kiến này sẽ phải bỏ hoàn toàn quy định về nồng độ cồn ở Luật Giao thông đường bộ 2008 do vẫn giới hạn mức trần sử dụng nồng độ cồn. Đồng thời, thống nhất khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.
     
    Trên thực tế thì quy định cấm hoàn toàn việc sử dụng rượu, bia thì sẽ không điều khiển phương tiện giao thông đã đi vào đời sống nhiều năm nay. Với khẩu hiệu mà các bạn thường hay thấy trên đường “đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Do đó chúng ta chỉ còn rào cản là Luật hiện hành đã quá cũ chưa có đầy đủ yếu tố thi hành để cấm hoàn toàn người uống rượu bia khi lái xe, để cụ thể hóa việc chấp hành quy định trên cho người dân thì sửa luật là một điều tất yếu.
     
    Tuy nhiên, việc cấm hoàn toàn nồng độ cồn khi lái xe hiện nay lại là ảnh hưởng rất lớn đến thói quen của người dân cũng như kinh tế lĩnh vực thức uống giải khát, mà Việt Nam lại chiếm tỷ trọng rất lớn cho rượu bia và các mặt hàng, dịch vụ đi kèm, từ đó kéo theo chuỗi cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ rượu, bia sẽ lao đao. 
     
    Do đó, luồng kiến nghị thứ hai kế thừa Luật Giao thông đường bộ 2008 sẽ điều chỉnh mức tối thiểu nồng độ cồn mới và có giải pháp mới vừa đảm bảo kinh tế và nhu cầu của người dân nhưng lại giảm thiểu tai nạn giao thông. Bởi vì tai nạn không đến từ rượu, bia mà đến từ ý thức của người lái xe.
     
    30 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận