Cách xử lý tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Chủ đề   RSS   
  • #488704 03/04/2018

    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Cách xử lý tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

    “Theo Trung tâm Y tế huyện Tân Phước, trong ngày 9/3, có ba thai phụ được cấp loại thuốc dưỡng thai tuy nhiên khi kiểm tra lại thì lại là thuốc phá thai. Trong đó, một thai phụ sau khi uống hai viên trong 20 viên thuốc bác sĩ kê toa, đã bị xuất huyết và thai nhi chết trong bụng mẹ. Môt thai phụ cũng có triệu chứng xuất huyết được cấp cứu kịp thời nên thai nhi an toàn. Thai phụ còn lại chưa uống thuốc đã được trung tâm thu hồi thuốc.

    Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tên hai loại thuốc (phá thai và dưỡng thai) gần giống nhau, phần mềm tại trung tâm không ghi rõ hàm lượng thuốc nên đã dẫn đến sự nhầm lẫn khi kê toa và cấp thuốc.” (Theo báo mới.com)

    Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chuyện xảy ra? Xử lý như thế nào?

    Hiện nay có qúa nhiều hàng không rõ nguồn gốc, hàng nháy, hàng giả kể cả thuốc giả khiến người tiêu dùng khó xác định được đâu là hàng thật. Vậy làm sao để có thể hạn chế tình trạng như thế?

    Bên cạnh các y bác sĩ có tài có đức thì cũng có một phần nhỏ người chưa trao dồi đủ trình độ cũng như kiến thức chuyên môn. Người “thầy giáo” là người tạo nên giá trị của một con người và người “thầy thuốc” là người góp phần tạo nên sự sống của một con người, hãy làm đúng với trách nhiệm và lương tâm của mình.

    - Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng.

    Cụ thể, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

    Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mức phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

    Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.

    Ngoài ra, nếu hành vi nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 2015: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

     

     

     
    6572 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488718   03/04/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hình như bạn có sự nhầm lẫn thì phải vì tiêu đề bài viết và minh chứng thực tế của bạn không liên quan đến nhau. Vụ việc bạn nói tới diễn ra ở huyện Tân Phước, nạn nhân bị sảy thai do lỗi ban đầu được xác định là ở người bác sĩ đã kê nhầm đơn thuốc dưỡng thai thành thuốc tránh thai, không đồng nghĩa với việc đơn thuốc này là hàng giả, hàng nhái.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    DoDucPhucLawyer (03/04/2018) chinamnhi (04/04/2018)
  • #488722   03/04/2018

    DoDucPhucLawyer
    DoDucPhucLawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Tiêu đề và ví dụ thực tiễn không liên quan !

     
    Báo quản trị |  
  • #488789   04/04/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    À, trong bài mình lồng ghép 2 vấn đề, không có sự phân định rõ ràng nên khi đọc mọi người nghĩ mình không có sự thống nhất trong nội dung và tiêu đề.

    Vấn đề thứ nhất là: trách nhiệm của người dẫn đến sai phạm khi phát nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai.

    Vấn đề hai: Là do mình thấy thị trường hiện nay thật, giả lẫn lộn nên dẫn đến thiệt hại là người tiêu dùng, nên mình đưa ra những biện pháp chế tài nhằm răn đe tình trạng này.

    Cảm on DoDucPhucLawyer và vyvy2409 đã góp ý!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493254   31/05/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chưa hiểu ý về bài viết của bạn lắm bởi chưa thấy sự liên quan. Nhưng chưa bàn đến thuốc giả hay thật thì dù gì việc cấp thuốc nhầm từ dưỡng thai sang phá thai là không thể chấp nhận được. Không thể cho rằng tên thuốc gần giống nhau mà nhầm lẫn bởi đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của bác sỹ, người có chuyên môn. 

     
    Báo quản trị |