Cách xử lý khi bị chậm trả lương

Chủ đề   RSS   
  • #469173 29/09/2017

    Cách xử lý khi bị chậm trả lương

    Người lao động (NLĐ) khi làm việc cho Người sử dụng lao động (NSD) mong muốn nhất là được trả lương đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, NSD lại chậm trả lương, dẫn đến nhiều thiệt hại cho NLĐ.

    Pháp luật về lao động có quy định về việc trả lương như sau:

    Nguyên tắc trả lương

    (Điều 24

    Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

    - Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    - Trường hợp vì thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng thì được trả chậm quá 01 tháng.

    - Trả chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm tiền bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của Ngân hàng.

    Kỳ hạn trả lương

    (Điều 95

    Bộ luật lao động (BLLĐ))

    1. NLĐ hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp ít nhất 15 ngày một lần.

    2. NLĐ hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

    3. NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận; hàng tháng có thể tạm ứng tiền lương.

    Tạm ứng tiền lương

    (Điều 100

    BLLĐ)

    - Điều kiện tạm ứng theo thoả thuận.

    - Mức tạm ứng: tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần đến 01 tháng lương.

    Khấu trừ tiền lương

    (Điều 101

    BLLĐ)

    - Chỉ được khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị do lỗi của NLĐ.

    - NLĐ có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

    - Mức khấu trừ không quá 30% tiền lương tháng sau khi trích nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, TNCN.

    Tiền thưởng

    (Điều 103

    BLLĐ)

    - Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.

    - Quy chế thưởng do NSD quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.

    Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

    (Điều 97

    BLLĐ)

    1. Lương làm thêm giờ:

    a) Vào ngày thường: ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Lương làm việc vào ban đêm: bằng 130%.

    3. Lương làm thêm giờ vào ban đêm: bằng 20% cộng lương ở trên.

    Đối với trường hợp nghỉ việc thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, NSD phải thực hiện việc thanh toán tiền lương cùng các khoản có liên quan khác cho NLĐ theo Điều 47 BLLĐ. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Các hình thức xử lý NSD vi phạm quy định về trả lương được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    Điểm c khoản 2 Điều 6

    Trả lương thử việc thấp hơn 85% lương công việc đó

    - Phạt tiền 2 – 5 triệu đồng

    - Buộc trả đủ 100% tiền lương trong thời gian thử việc

    Khoản 3 Điều 13

    - Trả lương không đúng thời hạn;

    - Trả lương thấp hơn thang lương, bảng lương;

    - Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm thấp hơn mức quy định;

    - Khấu trừ tiền lương trái quy định;

    - Trả không đủ tiền lương ngừng việc.

    - Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với vi phạm từ 01 - 10 NLĐ

    - Buộc trả lãi của số tiền lương chậm trả theo lãi suất trần Ngân hàng.

    Khoản 4 Điều 13

    Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

    - Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng với vi phạm từ 01 - 10 NLĐ;

    - Đình chỉ hoạt động từ 01 - 03 tháng.

     

    Nếu NSD không thực hiện việc thanh toán tiền lương đầy đủ và đúng hạn, NLĐ có thể sử dụng các biện pháp sau để đòi lại quyền lợi của mình:

    1. Yêu cầu hòa giải viên lao động:

    NLĐ trong vòng 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện việc hòa giải tranh chấp lao động theo Điều 202 BLLĐ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

    2. Khiếu nại lao động:

    Theo Điều 132 BLLĐ thì người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với NSD, với cơ quan có thẩm quyền.

    Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày; Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày theo quy định tại Điều 7 Nghị định 119/2014/NĐ-CP. Theo Điều 15 Nghị định này, NSD có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai 

    3. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

    Căn cứ Điều 202 BLLĐ, NLĐ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

     

     
    7372 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn PhamCina vì bài viết hữu ích
    bliubuonkrong.eatul@gmail.com (07/10/2017) trang_u (29/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận