Cách xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Chủ đề   RSS   
  • #610770 19/04/2024

    huongpham3797

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cách xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

    Điều kiện để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ được quy định như thế nào? Cách xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?
     

    Chỉ dẫn địa lý là gì?

    Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể (theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).

    Điều kiện để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ?

    Theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện chung sau:

    - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

    - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

    Lưu ý: Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó

    chidan-dia-ly

    Cách xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

    Theo khoản 3 Điều 78 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có đề cập, để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:

    - Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý và làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm mang dấu hiệu đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý được bảo hộ;

    - Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;

    - Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản này, dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

    Tóm lại, việc xác định một chỉ dẫn địa lý bị xâm phạm sẽ căn cứ vào các yếu tố kể trên.

     

     
    24 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận