Cách xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #491327 09/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Cách xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Hình sự

    Để xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự bao gồm 3 bước:

    Đầu tiên, cần xác định có hay không dấu hiệu tội phạm bằng các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra.

    Bước 2:  Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết

    Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực:

    Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm như sau:

    Điều 268 quy định về “ Thẩm quyền xét xử của Tòa án”

    1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

    - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

    - Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

    - Các Tội giết người, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Đ125, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Đ126, 

    +Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Đ227, 

    +Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay Đ 277,

     +Tội cản trở giao thông đường không Đ278, Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn Đ279, Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không Đ280,  

    + Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ Đ282, Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ 283,

    + Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ284,

    + Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Đ286, Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Đ287, Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Đ288,

    + Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước Đ337,

    + Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội Đ368, Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội Đ369,

    + Tội ra bản án trái pháp luật Đ370, Tội ra quyết định trái pháp luật Đ371,

    + Tội đầu hàng địch Đ399 và Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh Đ400 của Bộ luật hình sự;

    - Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    >>> Theo quy định trên, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm nêu trên Điều 268 BLTTHS 2015.

    2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

    - Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

    - Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

    - Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

    >>> Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là những vụ án về những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù; những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử do tính chất đặc biệt của vụ án

    Bước ba: Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

    - Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

    - Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

    Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

     

    * Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam thì được quy định theo Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

    Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký

    >>> Theo đó, tàu bay, tàu biển mang quốc tịch quốc gia nào thì dù có đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của quốc gia đó vẫn được coi là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia mà nó mang quốc tịch. Do vậy, tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đã rời khỏi không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam vẫn là tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam. Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển đăng đó trở về đầu tiên ở trong nước hoặc Tòa án nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. Tùy vào tội phạm đó là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để xác định cấp Tòa án xét xử là Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh.

    * Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự

    Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự thì ngoài quy tắc chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nêu trên, việc xác định thẩm quyền xét xử còn phải căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Mục II của Thông tư quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo lãnh thổ như sau:

    1. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp nào xảy ra trên địa bàn có Tòa án quân sự cáp đó thì do Tòa án quân sự cấp đó xét xử. Việc phân định địa bàn trong uân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự do Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.

    2. Trong trường hợp người phạm tội thuộc đơn vị của quân chủng hoặc tổ chức tương đương có tổ chức Tòa án quân sự, thì vụ án do Tòa án quân sự của quân chủng hoặc tổ chức tương đương xét xử không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm. Trong trường hợp người phạm tội là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh mà tội phạm của họ gây thiệt hại trực tiếp cho quân chủng hoặc tổ chức tương đương, thì vụ án cũng do Tòa án quân sự của quân chủng hoặc tổ chức tương đương xét xử.

    3. Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm hoặc trong trường hợp có nhiều Tòa án quân sự khắc nhau có thẩm quyền xét xử vụ án do trong vụ án có nhiều người phạm tội thuộc nhiều đơn vị khác nhau, hoặc do người phạm tội thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nếu Viện Kiểm sát quân sự truy tố bị can trước Tỏa án quân sự nào, thì Tòa án quân sự đó xét xử vụ án.

    4. Trường hợp bị cáo là quân nhân phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án quân sự quân khu, quân chủng hoặc t­ương đ­ương xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự Trung ­ương.”

    * Tòa án nhân dân cấp cao: có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao

    >>> Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

     * Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác. 

    >>> Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 09/05/2018 10:12:10 SA
     
    43189 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    tri15 (05/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận