Cách trốn thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #313187 10/03/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Cách trốn thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập doanh nghiệp

    Thuế là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của cá nhân, tổ chức đối với Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế nhiều cá nhân, tổ chức tìm cách trốn thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp nói riêng để làm lợi bất chính.

    1/ Trốn thuế GTGT

    Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT bán hàng ra - Thuế GTGT mua hàng vào

    Thông thường doanh nghiệp gian lận thuế GTGT bằng phương pháp: Tìm cách ghi trên các hoá đơn mua hàng vào số tiền thật lớn, tương ứng số thuế thật nhiều và tìm cách làm cho giá trị hàng bán ra thật thấp để có số thuế tương ứng, hoặc lập hồ sơ hàng bán ra là xuất khẩu để có số thuế GTGT = 0. Khi đó doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào. 
    2/ Gian lận thuế TNDN

    Theo Luật thuế TNDN thì chỉ khi doanh nghiệp phát sinh lãi mới phải đóng thuế TNDN. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối, tìm mọi cách hạch toán khống, tăng chi phí để báo cáo quyết toán không có lời nhằm trốn thuế TNDN.

    Họ trốn thuế bằng cách tăng chi phí lên, thông qua cách lập các hợp đồng mua hàng khống, kê khống giá trị hàng hoá cao… để làm cho chi phí đầu vào thật lớn; làm cho thu nhập chịu thuế không còn.

    Như vậy, nhiều cá nhân, tổ chức đã làm giàu bất chính bằng hành vi trốn thuế, tuy nhiên cách làm giàu trên không được khuyến khích mà bị pháp luật nghiêm trị.

    Căn cứ điều 161 Bộ luật Hình sự 1999, khoản 8 điều 1 Luật Hình sự sửa đổi 2009 thì Tội danh trốn thuế được quy định như sau:

    “1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

    2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 

    3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”.

    Kết luận: Việc trốn thuế là vi phạm pháp luật, rút ruột ngân sách nhà nước và phải chịu chế tài thích đáng. Vì vậy, cá nhân, tổ chức nên thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình trước Nhà nước và nói không với “trốn thuế” vì sự phát triển giàu đẹp của đất nước và an lành cho cá nhân trong kinh doanh.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 10/03/2014 10:40:14 SA
     
    28345 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    TRUTH (10/03/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #313196   10/03/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Còn thiếu một cách nữa là mua hóa đơn của mấy cái công ty chuyên xuất hóa đơn khống. Rồi khi công ty đó bị bắt thì doanh nghiệp mua hóa đơn của công ty đó cũng đi theo luôn.

    Đóng thuế là nghãi vụ của công dân, và tiền thuế dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ lại cho người dân, vì thế cuối cùng cũng phục vụ cho chúng ta mà thôi nên trốn làm gì.

     
    Báo quản trị |