Cách tính thuế TNCN, thuế GTGT theo quy định mới

Chủ đề   RSS   
  • #314378 18/03/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cách tính thuế TNCN, thuế GTGT theo quy định mới

    Có tham khảo được mấy cách hướng dẫn tính thuế nên post lên cho mọi người tham khảo.

    - Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công:
     
    Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
     
    Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân
     
    - Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
     
    Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
     
    - Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
     
    Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
     
    - Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển chứng khoán:
     
    + Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
     
    Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
     
    + Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần
     
    Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng * Thuế suất 0,1%
     
    - Thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng: áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.
     
    Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế* Thuế suất 10%
     
    Thuế TNCN Phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến
     
    Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế - Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc ( BHYT, BHXH...), các khoản giảm trừ( giảm trừ gia cảnh, giảm trừ   đóng góp vốn từ thiện
     
     
    Bài Giải: Tổng thu nhập chịu thuế : 30 triệu đồng
     
    Ví dụ: trong tháng 9/2013, bạn có thu nhập 30 triệu đồng và đang nuôi hai con nhỏ. Ngoài ra, bạn đã đóng góp một triệu đồng cho một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật và chi hai triệu đồng để mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc. Vì bạn có thu nhập trên 9 triệu đồng, nên sẽ không được miễn thuế theo chính sách mới áp dụng trong 5 tháng cuối năm 2013, mà sẽ nộp thuế theo mức giảm trừ và biểu thuế quy định tại luật thuế thu nhập cá nhân.
     
    Giảm Trừ gia cảnh = 4 triệu vnđ ( bản thân) + 3,2 triệu đồng ( 2 đứa con) = 7,2 triệu đồng
     
    Thu nhập tính thuế = 30 triệu vnđ - (7,2  triệu đồng + 1 triệu vnđ + 2 triệu vnđ) = 19,8 triệu đồng
     
    Thuế TNDN theo biểu thuế lũy tiến = { 5  tr x 5% } + {{ 10 tr - 5 tr} * 10%} + {18 tr - 10 tr) * 15%} + {{ 19,8 tr- 18 tr) * 20%}
     
                                                                   =  250.000 + 500.000 + 1.200.000+360.000 
     
                                                                   = 2.310.000 VND
     
    Như vậy, với thu nhập 30 triệu đồng, trong tháng 9/2013 bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 2,31 triệu đồng.
     
    Thuế thu nhập cá nhân 2014 sẽ được "tính":
     
    Công thức chung:
     
    Thuế thu nhập cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu - (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất
     
    Tổng Lương = Lương CB + Lương trách nhiệm (Nếu có) + Phụ cấp (Nếu có >680.000VNĐ)
     
    Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản thân (9 triêu) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc (9.5%)
     
    Hoặc Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
     
    Trong đó: Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ
     
    Ví dụ cụ thể về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2014
     
    Một chị tênThu trong tháng 1/2014 có thu nhập 30 triêu/tháng và đang nuôi hai con nhỏ ngoài ra chị này rất tốt còn đóng góp 1 triêu cho một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và chi 2 triệu đồng để mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc.
     
    Vậy cho hỏi chị Thu phải đóng bao nhiêu tiền thuế thu nhập cá nhân trong tháng 1/2014 là bao nhiêu?
     
    Trả lời ví dụ trên:
     
    Tổng thu nhập chịu thuế : 30 triệu đồng
     
    Giảm trừ gia cảnh= 9 triệu + 7,2 triệu (2 đứa con x 3,2 triệu ) = 16,2 triệu
     
    Thu nhập tính thuế = 30 triệu – (16,2 triệu +1 triệu + 2 triệu) = 10,8 triệu vậy chị Lan phải đóng ở bậc thuế 3 trong biểu thuế lũy tiến
     
    Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = (5 triệu x 5%) + (10triệu – 5 triệu) x 10% + (10,8 triêu – 10)x 15%= 870.000 VNĐ
     
    Vậy chị Thu phải đóng số tiền thuế TNCN trong tháng 1/2014 là 870.000 VNĐ

    Theo giasuketoantruong.com

    Cập nhật bởi danusa ngày 18/03/2014 08:40:47 SA
     
    5841 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #314382   18/03/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    I. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
     
    - Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
     
    - Giá tính thuế là giá chưa bao gồm VAT.
     
    Cách tính số thuế GTGT phải nộp:
     
    Số thuế GTGT phải nộp =Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
     
    a,Thuế GTGT đầu ra:
     
    Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
    Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất X Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ
     
     
    - Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
     
    b. Thuế GTGT đầu vào:
     
    Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào ghi trên hoá đơn GTGT.
     
    - Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
     
    - Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.
     
     
                                                                       Giá thanh toán
      Giá chưa có thuế GTGT =   ---------------------------------------------------
     
                                                          1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
     
     
    II. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
     
    - Phương pháp nộp thuế trực tiếp áp dụng đối với: cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
     
    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
     
    - Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định.
     
    - Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý: Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối với các hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
     
    Cách tính số thuế GTGT phải nộp:
     
     
    Số thuế GTGT phải nộp =GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X  Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ
     
    a.Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ : 
     
     GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào
     
    - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
     
    - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
     
    b.Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì:
     
    Số thuế GTGT phải nộp= Doanh thu x Tỷ lệ (%) GTGT trên doanh thu
     
    Trong đó:
     
    Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
    - Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
    - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
    - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
    - Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
     
    c.Hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định.
     
    Báo quản trị |