Mỗi lần kỳ thi cận kề dường như là cơn ác mộng đối với nhiều bạn sinh viên Luật? Các bạn vẫn hay than vãn, tặc lưỡi tự hỏi: Làm sao để sống sót qua kỳ thi ở trường Luật đây?
Nếu bạn cũng rơi vào hoàn cảnh trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây để "NGỘ" ra nhiều điều và tu luyện cho mình bí kíp vượt qua các kỳ thi Luật để có kết quả tốt nhé!
Mình xin chia sẻ bài viết hướng dẫn "Sống sót ở trường Luật" của Th.s Phạm Hoài Huấn - Giảng viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh về chủ đề này. Chúc các bạn tiếp thu và áp dụng thành công nha =))
"“Trăm năm kiều vẫn là kiều, sinh viên thi lại là điều…”
Đời sinh viên về cơ bản là vui, trừ những ngày thi. Tuy nhiên, ít sinh viên hiểu được ý nghĩa thật sự của các dạng câu hỏi mà mình phải đối mặt. Các trường luật dường như cũng không dạy cho sinh viên hình cách làm bài thi như thế nào. Cho nên kĩ năng làm bài của sinh viên, vì thế cũng chỉ mang tính tự phát và “học nghề” từ các bạn khoá trên.
Sách vở về Luật thì nhiều vô kể. Nhưng số lượng sách kĩ năng trong nghề Luật lại khá khiêm tốn, mà sách hướng dẫn kĩ năng làm bài, nghiên cứu…cho sinh viên Luật thì hầu như là không có [Nhận định này mang tính cá nhân, giới hạn trong khả năng tìm tòi có hạn của tôi]. Trong khiđó ở các nước theo truyền thống common law thì sách loại này nhiều lắm. Nhưng ác nỗi, cách học Luật của họ cũng hơi khác mình, nên áp dụng vào Việt Nam thì cũng lệch pha.
Bài này viết nhằm cung cấp vài gợi ý cho các bạn sinh viên Luật, đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất, trong việc làm bi thi để có những kết quả thật ấn tượng.
Dạng thứ nhất: bài tập tình huống
Đây là dạng câu hỏi mà hầu như sinh viên Luật nào cũng phải đối mặt trong bài thi hết môn. Theo đó, tuỳ vào phong cách của các Khoa, Tổ bộ môn hoặc Giảng viên, mà tình huống dài hay ngắn, các tình tiết nhiều hay ít. Tuy nhiên, cần phải thấy yêu cầu của dạng câu hỏi này là: KIỂM TRA BA KĨ NĂNG SAU ĐÂY CỦA SINH VIÊN: (i) Kĩ năng tóm tắt, (ii) Kĩ năng xác định vấn đềpháp lý, (iii) Kĩ năng xử lý vụ việc
Ví dụ: Ngày 12 tháng 8 năm [●], Nguyễn Văn A cùng với hai người khác thành lập công ty TNHH X. Theo cam kết góp vốn giữa các bên, A cam kết góp 200.000.000 đồng (hai trăm triệuđồng) trong thời hạn 90 ngày sau khi Công ty được thành lập. Tuy nhiên, sau đó trong gia đình A phát sinh vài khoản chi tiêu ngoài ý muốn nên A phải sử dụng nên đã không góp vốn theo cam kết.
Câu hỏi: Theo anh, chị các thành viên của Công ty TNHH X có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi Nguyễn Văn A không góp vốn đúng theo cam kết.
Đối với dạng câu hỏi này, sinh viên cần phải thực hiện ba bước sau:
Một là: Xác định các tình tiết cần thiết. QUAN TRỌNG nhất là phải loại bỏ những tình tiết “gây nhiễu” trong đề thi. Đây cũng chính là các “bẫy rập” mà nếu các bạn sa vào, khả năng lớn là LẠC ĐỀ.
Hai là: Xác định các vấn đề pháp lý. Đây là một kĩ năng quan trọng trong quá trình hành nghềLuật sư sau này. Thông tin vui là các vấn đề pháp lý cần bạn xử lý cũng chính là các câu hỏi. Kĩthuật để lấy điểm cao là HỎI gì TRẢ LỜI nấy. Đừng “hoa lá hẹ” mà không đi vào trọng tâm.
Ba là: Xác định các qui định pháp luật có liên quan. Đây là bước quan trọng nhất. Xác địnhđúng qui định pháp luật có liên quan, bạn đã thành công được 60%. Khi đã xác định được cơ sởpháp lý, bạn dùng qui định này để đối chiếu với các tình tiết đã xác định trong bước 1, sau đó rút ra kết luận cho các vấn đề pháp lý/câu hỏi trong bước 2.
Ví dụ: Theo qui định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 [LDN], thành viên công ty TNHH có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn trong thời hạn tối đa 90 ngày. Trong trường hợp của Nguyễn Văn A, ông này chỉ góp được 50.000.000 trong tổng số 200.000.000 đồng mà ông cam kết. Theo qui định tại Khoản 4 Điều 48 LDN thì “Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thayđổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”.
Do đó, nếu Công ty bị thiệt hại, các thành viên còn lại có thể, thông qua cơ quan đại diện của Công ty yêu cầu A bồi thường các khoản thiệt hại này."
[CÒN TIẾP]