CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447661 23/02/2017

    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN TƯ PHÁP QUÓC TẾ ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    I.  TƯ PHÁP QUỐC TẾ LÀ GÌ?

      Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước  sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội

      Có hai phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế:

          + Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế

           + Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể

    II.  LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TƯ PHÁP QUỐC TẾ CHO HIỆU QUẢ

      Nắm vững kiến thức cơ bản của tư pháp quốc tế gồm: những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về Tư pháp quốc tế cũng như việc áp dụng quy định này trong thực tiễn, tập trung vào các nhóm vấn đề:

       + Nhóm thứ nhất, kiến thức tổng quan về tư pháp quốc tế.

       + Nhóm thứ hai, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài cũng như kiến thức thực tiễn về các vấn đề này

       + Nhóm thứ ba, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

        + Nhóm thứ tư, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài

        + Nhóm thứ năm, những kiến thức lý luận, quy định pháp luật cũng như kiến thức thực tiễn về xác định thẩm quyền của Tòa án, về giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ cụ thể của Tư pháp quốc tế

      Học đôi – học nhóm

         + Nhiều bạn thích học một mình, thích tự lầm nhẩm mà không cần ai hết. Nhưng đối với ngành luật cách học đó thực sự không khoa học. Hãy chọn cho một mình một nhóm học. Hoặc ít nhất là một bạn học để có thể trao đổi qua lại với nhau.

        + Không có gì quý giá hơn trước một môn vấn đáp bạn được tập duyệt trước với bạn nhóm của mình.

       Hiểu, liên tưởng, kết hợp tình huống

        + Hãy nắm vững những quy tắc này: Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

         + Khi bạn đã hiểu thì liên tưởng ngay một tình huống nào đó trong thực tế. Và hãy đặt ví dụ cho bài học đó.

          + Nếu có thể bạn hãy tự đặt những câu hỏi ngược lại những vấn đề mình đang học và tự trả lời.

    III.  CÁC VĂN BẢN THAM KHẢO

    -      Hiến Pháp 2013 tại các Điều 14;24; 25; 75 và điều 81

    -      Bộ luật dân sự 2015: Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    -      Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tại phần thứ tám chương XXXVIII quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp Phần này không có quy định thì áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.

    -      Luật Quốc tịch 2014   sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12.

    -      Luật Hôn nhân và gia đình 2014:  quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Trong đó Chương VIII quy định các điều về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    -      Luật tương trợ tư pháp 2007  quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.

    -      Giáo trình tư pháp quốc tế- Đại học Luật TPHCM

    -      Giáo trình Tư pháp quốc tế- Đại học Quốc gia Hà Nội

    IV. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ

        Đề thi thường có 2 câu, một câu là về nhận định đúng sai giải thích, còn câu còn lại là bài tập tình huống. Mặc dù là 2 câu hỏi khác nhau nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống nhau khi đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức cơ bản vững và biết cách khai thác tài liệu hiệ quả

         + Đối với câu hỏi nhận định: Tập trung chú ý vào những nội dung liên quan đến đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam; Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Đặc trưng và hiệu lực pháp luật theo lãnh thổ

          + Như vậy, cần phải  xác định phạm vi của câu nhận định để có thể biết nó là đúng hoặc sai rồi căn cứ vào các văn bản để đối chiếu và nêu cơ sở pháp lý, giải thích nó kĩ càng. Trước hết cần đưa ra câu khẳng định “Đáp an A là sai, hoặc A: Sai, vì”, mình nghĩ đây là cách làm khoa học mà các thầy cô cũng đã hướng dẫn chúng ta, các bạn nên áp dụng triệt để vì sự ngắn gọn mà mạch lạc sẽ được đánh giá cao. Nên trả lời mỗi câu hơn 1 nửa trang A4, tránh viết quá dài. Trong phần giải thích tại sao nên chia thành 3 đoạn như sau:

          “ Khẳng định A sai vì:

            Đoạn 1: Nêu quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này để câu trả lời có cơ sở pháp lý (Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 về...quy định trong Luật Đất đai thì...) nên trích dẫn ngắn gọn, tránh chép điều luật.

            Đoạn 2: Phân tích ngắn gọn khẳng định trong bài đưa ra là ĐÚng hay Sai so với quy định pháp luật mà ta nêu ở Đoạn 1.

           Đoạn 3: Dành thời gian nêu lý do vì sao pháp luật lại quy định như vậy (khoảng 3 dòng) để thể hiện kiến thức khá sâu của người viết

        + Đối với bài tập: Với câu hỏi bài tập thì cũng chủ yếu là đưa ra tình huống và nêu quan điểm cá nhân để giải quyết một vụ việc nào đó. Thường thì đây giống như một câu hỏi mang tính chất hiểu bài để áp dụng vào thực tế. Hãy trình bày câu trả lời của bạn thật đơn giản, thành những câu thật vắn tắt. Gói gọn được càng nhiều ý trong một câu văn sẽ tốt hơn là viết cả một bài dài.

    V.  ĐỀ THI MẪU

       Câu I: Anh (chị) hãy trả  lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau:

        1.      Yếu tố  nước ngoài là đặc trưng cơ bản để  phân biệt Tư pháp với các ngành luật khác.

       Sai . Vì Yếu tố  nước ngoài là đặc điểm mang tính đặc trưng của TPQT (Điều 758 BLDS)  nhằm phân biệt  với Lu ật Dân sự  và  các ngành luật tư trong nước

        2.      Quyền  sở  hữu đối  với tài  sản  của quốc gia  ở  nước ngoài, trong mọi  trường hợp phải được giải quy ết theo pháp lu ật của quốc gia có tài sản đó.

       Đúng Vì Tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ. Do đó, theo nguyên tắc chung, quyền sở  hữu đối với tài sản của quốc gia  ở  nước ngoài thuộc chủ  quyền quốc gia.  Do đó, quyền sở  hữu đối với tài sản của quốc gia  ở nước ngoài phải được giải quy ết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó.

       3.  Để  giải điều chỉnh quan hệ dân sự có y ếu tố nước ngoài, chỉ áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.

       Đúng Vì phương pháp thực chất và phương pháp xung đột là hai phương pháp điều chỉnh của ngành luật (TPQT).

       4.  Theo quy  định hiện hành  của  Pháp  luật  Việt  Nam, pháp  lu ật nước ngoài đương nhiên được áp dụng khi quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến?

       Sai vì Khi quy phạm xung đột của Luật Việt Nam dẫn chiếu  đến luật nước ngoài, luật nước ngoài đó được Tòa án Việt Nam áp dụng để  điều  chỉnh quan hệ TPQT với điều kiện luật nước ngoài đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; không  ảnh hưởng đến trật tự  công công  ở  Việt Nam (Điều 759, kh.3 BLDS).

        Câu II:  Ngày 30/4/2006, công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng với B ( Mỹ) một hợp  đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Hàng được giao  cho  người  chuyên  chở  để  chở  đến  cho  người mua  chậm  nhất  vào  ngày  30/6/2006  tại cảng X”. Anh (chị) hãy cho biết:

         1.      Trong trường hợp các bên chọn tập quán Incoterms 2010 (điều kiện FOB  –  giao hàng  lên  tàu)  của  ICC, điều  chỉnh hợp đồng thì  thời  điểm  chuyển  rủi  ro đối  với hàng hóa theo hợp đồng được xác định là thời điểm nào?

          Trong  trường  hợp  các  bên  chọn  FOB  (Incoterms  2010  –  ICC)  thì  rủi  ro  được chuyển từ  người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng (có thể  giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC)

          2.      Trong trường hợp người bán (B) vi phạm nghĩa vụ  thanh toán  và người mua (A) khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có th ẩm quyền giải quy ết tranh chấp trên không? pháp luật nước nào được áp dụng?

          Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS  (yêu cầu phân tích).  Theo  điều 769 BLDS, Pháp luật nơi  thực hiện hợp đồng được  áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

           3.      Trong  trường  hợp  các  bên  chọn  FOB  (Incoterms  2010  –  ICC)  thì  rủi  ro  được chuyển từ  người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng (có thể  giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC)

          Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS  . Theo  điều 769 BLDS, Pháp luật nơi  thực hiện hợp đồng được  áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

     

    Cập nhật bởi tvthuong96 ngày 23/02/2017 12:09:27 CH Cập nhật bởi tvthuong96 ngày 23/02/2017 12:03:19 CH Cập nhật bởi tvthuong96 ngày 23/02/2017 11:41:59 SA

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    108091 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447866   24/02/2017

    Thật ra học môn Tư pháp quốc tế này cũng không khó như chúng ta vẫn thường tưởng tượng. Nếu nói là nắm chắc toàn bộ thì bạn phải nghiên cứu nhiều, vì đa số nó ở những văn bản khác Luật Việt Nam, nó nằm trong các hiệp định tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Để giải quyết được tình huống, mình nghĩ các bạn nên nắm rõ thế nào là xung đột thẩm quyền, xung đột pháp luật, và thẩm quyền giải quyết của toàn án Việt Nam bao gồm cả thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn halinh29071995 vì bài viết hữu ích
    AnCTU (11/04/2018) anhphungnc@gmail.com (29/04/2018) yuanping (30/03/2020) congminhsniper@gmail.com (06/12/2018)
  • #352794   28/10/2014

    Xin trợ giúp về luật tư pháp quốc tế

    CÂU HỎI MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

     

    Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của Luật tư pháp quốc tế?

    a.     Quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài theo quan điểm của pháp luật Việt Nam.

    b.     Quan hệ dân sự quan hệ thương mại, quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ lao động, quan hệ về tố tụng giữa các cá nhân và pháp nhân.

    c.      Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng giữa các cá nhân và pháp nhân.

    d.     Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

    e.      Câu b, d đúng.

     

    Câu 2: Quan hệ Tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam bắt buộc.

    a.     Phải là quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Người nước ngoài là những người mang quốc tịch nước ngoài (không đồng thời mang quốc tịch Việt Nam) và người không quốc tịch.

    b.     Phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng khi thiết lập quan hệ đó thì các bên phải cư trú trên cùng một lãnh thổ.

    c.      Phải là quan hệ dân sự giữa những chủ thể có quốc tịch khác nhau.

    d.     Phải là quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia, có khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài (Ví dụ: Tài sản là đối tượng của quan hệ nước ngoài) và có sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài (Ví dụ: hai công dân Việt Nam kết hôn tại Pháp).

    e.      Tất cả đều sai.

     

    Câu 3: Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài giữa:

    a.     Những cá nhân với nhau.

    b.     Những người nước ngoài với nhau.

    c.      Những cá  nhân, pháp nhân với nhau trên lãnh thooer của một quốc gia sở tại hoặc trên lãnh thổ của quốc gia mà cá nhân, pháp nhân đó mang quốc tịch.

    d.     Cá nhân, pháp nhân của một nước với cá nhân, pháp nhân quốc gia nước ngoài.

    e.      Tất cả đều sai.

     

    Câu 4: Quy phạm xung đột trong luật Tư pháp quốc tế là:

    a.     Quy phạm mang tính chất hướng dẫn.

    b.     Quy phạm điều chỉnh chỉ có trong pháp luật quốc giá.

    c.      Quy phạm đặc biệt.

    d.     Câu a và c đúng.

    e.      Quy phạm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài giữa các cá nhân, pháp nhân và quốc gia  (chủ thể đặc biệt).

     

    Câu 5: Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là:

    a.     Những quy phạm pháp luật trong hệ thống mâu thuẫn nhau.

    b.     Hiện tượng hai hệ thống pháp luật quy định trái ngược nhau về một vấn đè vì các nước có điều kiện kinh tế, chế độ xã hội khác nhau thì thông thường sẽ có nội dung pháp luật không giống nhau.

    c.      Hiện tượng quy định của hai quốc gia giống nhau nhưng cách giải thích khác nhau.

    d.     Hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được điều chỉnh một quan hệ phát sinh.

    e.      Câu b và c đúng.

     

    Câu 6: Xung đột pháp luật:

    a.     chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại và tố tụng.

    b.     Không chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng  có yếu tố nước ngoài mà còn xảy ra trong các quan hệ pháp luật khác.

    c.      Không bao giờ xảy ra trong luật hình sự và hành chính.

    d.     Câu a và c đúng.

    e.      Tất cả điều sai.

     

    7. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế :

    a. Là nghĩa vụ bắt buộc của quốc gia khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hoặc có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc trong trường hợp không có quy phạm xung đột dẫn chiếu và cũng không có sự thỏa thuận nhưng viêc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích các bên

    b. Phải do sự thỏa thuận của các quốc gia với nhau thông qua điều ước quốc tế

    c. Là nghĩa vụ bắt buộc chỉ có khi có quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến nếu không trái với trật tự công cộng của quốc gia đó

    d. Là quyền của quốc gia dựa trên điều ước quốc tế hay dựa trên nguyên tắt “có đi , có lại” khi không có điều ước quốc tế

    e. Tất cả đều đúng

     

    8. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam nếu:

    a. Giao dịch dạn sự mà người đó tham giai được xác lập thực hiện tại Việt Nam trong trường hợp không có điều ước quốc tế quy định

    b. Giao dịch dân sự mà người đó tham gia có một bên là công dân hay pháp nhân Việt Nam

    c. Giao dịch dân sự mà người đó tham gia không trái với pháp luật Việt Nam

    d. Nội dung giao dịch dân sự mà người đó tham gia sẽ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam

    e. Câu c va d đúng

     

    9. Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải:

    a. Tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi co trụ sở chính của pháp nhân là bên được đề nghị giao kết hợp đồng

    b. Tuân theo pháp luật Việt Nam nếu bên được đề nghị giao kết hợp đồng là cá nhân cư trú tại Việt Nam hoặc là pháp nhân có trụ sở chính tại Việt Nam

    c. Tuân theo pháp luật Việt Nam nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng là cá nhân cư trú tại Việt Nam hoặc là pháp nhân có trụ sở chính tại Việt Nam

    d. Tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có thành lập của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng

    e. Tất cả đều sai

     

    10. Tư Pháp quốc tế là một ngành luật độc lập:

    a. Thuộc hệ thống luật pháp quốc tế

    b. Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia

    c. Vừa thuộc hệ thống pháp luật quốc tế, vừa thuộc hệ thống quốc gia

    d. Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế .

    e. Tất cả đều sai

     

    11. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo điều 758 Bộ luật dân sự (2005) Việt Nam là quan hệ dân sự:

    a. Có tất cả các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là cá quan hệ dân sự có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

    b. Có một bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia

    c. Có người nước ngoài tham gia

    d. Câu b, c đúng

    e. Tất cả điều sai

     

    12.Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài nhưng doanh nghiệp đó thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, nếu xảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp với người lao động Việt Nam thì tranh chấp lao động này:

    a. Là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

    b. Không phải là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài

    c. Là tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài nếu tranh chấp này có liên quan đến tài sản ở Việt Nam

    d. Cả câu b, c đúng

    e. Có yếu tố nước ngoài hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người xét xử

     

    13. Công ty Việt Nam đại diện là ông Chong GI Lee Tổng giám đốc đả ký hợp đồng mua bán xe ô tô theo phương thức trả chậm cho công ty trach nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại Tân Á( doanh nghiệp Việt Nam ). Hợp đồng này là:

    a. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài

    b. Hợp đồng không có yếu tố nước ngoài

    c. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu như được ký kết ở nước ngoài

    d. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu như đối tượng ( xe ô tô) nằm ở Việt Nam

    e. Câu b, c đúng

     

    14. Công ty trách nhiệm hữu hạn A do ông William Selheij  làm tổng giám đốc có tranh chấp liên quan đến các thiết bị gas đã giao cho công ty B do ông Google làm tổng giám đốc. Giả thuyết rằng cả hai công ty đều là doanh nghiệp Việt Nam thì:

    a. Tranh chấp trên là tranh chấp không có yếu tố nước ngoài

    b. Tranh chấp trên là tranh chấp có yếu tố nước ngoài do tổng giám đốc của hai công ty đều la người nước ngoài

    c. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài vì có một trong ba yếu tố được quy định tại điều 758 BLDS 2005

    d. Câu b, c đúng

    e. Tất cả đều sai

     

    15. Trường  hợp ông Juliem có quốc tịch Pháp đã ủy quyền cho ông Hải( công dân Việt Nam) cư trú tại TP.HCM thực hiện hợp đồng mua bán nhà với một công dân Việt Nam tại Việt Nam. Hợp đồng mua bán nhà này là hợp đồng mua bán:

    a. Không có yếu tố nước ngoài

    b. Không có yếu tố nước ngoài ông Hải – người được ủy quyền là công dân Việt Nam giao kết hợp đồng với một công dân Việt Nam

    c. Còn đang tranh cải về việc xác địnhyếu tố nước ngoài hay không

    d. Có yếu tố nước ngoài do ông Juliem là người nước ngoài

    e. Tất cả đều sai

     

    16. Công ty A( Doanh nghiệp Việt Nam) mua của một Cong ty Thụy Điển( doanh nghiệp nước ngoài) bộ thiết bị phân tích khí gas. Công ty A đã ủy thác cho công ty B nhận lô hàng tại kho của nhà sản xuất và vận chuyển về Hà Nội. Công ty A có đơn yêu cầu công ty Bảo Hiểm BĐ bảo hiểm cho lô hàng. Công ty A trả chi phí bảo hiểm, theo tình huống trên thì:

    a. Giữa công ty A và công ty B là quan hệ không có yếu tố nước ngoài

    b. a. Giữa công ty A và công ty B là quan hệ  có yếu tố nước ngoài

    c. Giữa công ty A và công ty bảo hiểm là quan hệ có yếu tố nước ngoài

    d. Câu b, c đúng

    e. Tất cả đều sai

     

    17. Người Việt Nam định cư nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

    a. Người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài

    b. Người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài

    c. Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài

    d. Câu a, b đúng

    e. Tất cả đều sai

     

    18. Anh A có quốc tịch Việt Nam ra nước ngoài theo diện hợp tác lao động. Sau khi hết thời hạn hợp đồng anh A ở lại nước ngoài. Tuy nhiên, anh không được nước ngoài cho phép cư trú. Sau đó anh A quay về Việt Nam cưới vợ (chị B là công dân Việt nam). Theo pháp luật Việt Nam thì quan hệ hôn nhân này là quan hệ hôn nhân:

    a. Có yếu tố nước ngoài

    b. Không có yếu tố nước ngoài

    c. Chưa được quy định có yếu tố nước ngoài hay không theo pháp luật Việt Nam

    d. Chưa được quy định có yếu tố nước ngoài hay không theo pháp luật Việt Nam nhưng trên thực tế có cơ quan có thẩm quyền xem đây là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài để giải quyết về điều kiện kết hôn

    e. Tất cả dều sai

    19. Nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam rất đa dạng. Đó có thể là:

    a. Pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ

    b. Nguồn quốc tế, nguồn quốc nội

    c. Pháp luật quốc qia, diều ước quốc tế

    d. Câu a, b đúng

    e. Tất cả điều sai

     

    20. Quy pham thực chất trong tư pháp quốc tế là:

    a. Quy phạm không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đưa nguyên tắc “Chọn luật”

    b. Quy phạm mang tính chất hướng dẩn

    c. Quy phạm chỉ nằm trong nguồn quốc nội (Pháp luật quốc gia)

    d. Quy phạm chỉ nằm trong nguồn quốc tế

    e. Tất cả điều sai

     

    21. Việc dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc tuyên bố công dân nước ngoài bị mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam thì:

    a. Thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam và Tòa án nước hữu quan có liên quan

    b. Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam

    c. Pháp luật Việt Nam qui định thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án nước ngoài

    d. Pháp luật Việt Nam chua quy định xác định thẩm quyền xét xử trong trường hợp này

    e. Tất cả điều sai

     

    22. Theo pháp luật Việt Nam, vụ ly hôn giũa công dân Việt Nam và người nước ngoài là:

    a. Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam, nếu cả hai vợ, chồng làm ăn, sinh sống ở Việt Nam

    b. Thuộc thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài có liên quan nếu cả hai vợ, chồng làm ăn sinh, sống ở Việt Nam

    c. Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam

    d. Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam nếu có liên quan đến tài sản tại Việt Nam

    d. Tất cả đều sai

     

    23. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam thì:

    a. Trong moi trường hợp các bên trong hợp đồng đều có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng

    b. Hình thức của hợp đồng sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng

    c. Hình thức của hợp đồng sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng

    d. Câu a,c đúng

    d. Tất cả đều sai

     

    24. Anh A là công dân Việt Nam chết trên lãnh thổ Lào để lại di sản thừa kế gồm: Quyền sử dụng đất tại Việt Nam và quyền sở hửu một căn nhà trên đất đó, một căn nhà và một chiếc xe gắn máy ở Lào. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp quan hệ này được giải quyết như sau:

    a. Định danh tài sản căn cứ vào pháp luật Việt Nam

    b. Định danh tài sản căn cứ vào pháp luật của nước nơi có Tòa án thụ lý vụ tranh chấp

    c. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án Việt Nam

    d. Định danh tài sản sẽ căn cứ vào luật của nước nơi có tài sản

    e. Tất cả đều sai

     

    25. Theo pháp luật Việt Nam, vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam là:

    a. Những vụ án mà bị đơn là công dân nước ngoài, người không có quốc tịch, cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam

    b. Những vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

    c. Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nếu cả hai vợ, chồng cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam

    d. Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam

    e. Tất cả đều sai

     

    26. A và B là công dân nước C nhưng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Đến năm 2007 mâu thuẩn phát sinh trong đời sống vợ,chồng và B đã nộp đơn yêu cầu xin ly hôn trước Tòa án Việt Nam. Nhưng sau khi xin ly hôn và trước khi ly hôn được giải quyết, cả A và B về nước hay sang nước khác sống. Vây ly hôn ở dây có yếu tố nước ngoài nhưng vào lúc Tòa án giải quyết thì không còn ai sinh sống ở Việt Nam nữa. Hoặc có thể xảy ra vào lúc xin ly hôn, cả hai đều không sinh sống ở Việt Nam nhưng họ xin ly hôn ở Việt Nam. Trong hai trường hợp trên theo pháp luật Việt Nam thì Tòa án Việt Nam :

    a. Có thẩm quyền giải quyết

    b. Không có thẩm quyền giải quyết

    c. Chỉ có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn có tài sản ở Việt Nam

    d. Bộ luật tố tụng không đề cập đến

    e. Tất cả đều sai

     

    27. Việc xin ly hôn giữa hai bên đương sự đều là công dân Việt Nam trong đó có một bên đang cư trú ở nước ngoài và một bên ở trong nước. Theo pháp luật Việt Nam thì trường hợp này Tòa án Việt Nam:

    a. Không có thẩm quyền giải quyết

    b. Có thẩm quyền giải quyết

    c. Có thẩm quyền giải quyết khi nguyên đơn ở nước ngoài tạm thời về Việt Nam

    d. Có thẩm quyền giải quyết nếu bên ở tại Việt Nam là bị đơn

    e. Tất cả đều sai

     

     

    28. Công ty A là cong ty nước ngoài( nước X ) có thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM. Ngày 01/08/2007, ông trưởng văn phòng đã ký hợp đồng không thời hạn tuyển dụng bà B (mang quốc tịch nước X) vào làm công việc thư ký. Một thời gian sau hai ben có tranh chấp và bà B có yêu cầu tòa án Việt Nam giải quyết. Theo tình huống trên, căn cứ vào pháp luật Việt Nam thì:

    a.     Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết

    b.     Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết

    c.      Bộ luật Tố Tung Việt Nam không đề cập tới trường hợp này

    d.     Thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam

    e.      Tất cả đều sai

     

    29.Danh nghiệp A( Việt Nam) và doanh nghiệp B (Việt Nam) cùng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Để có them khách hàng trên thị trường Mỹ, doanh nghiệp A đã sử dụng một số biện pháp cạnh tranh mà doanh nghiệp B cho la không lành mạnh. Nhầm bồi thường thiệt hại mà bên B cho là công ty A gây ra do những hành vi cạnh tranh trên. Theo tình huống trên, căn cứ vào pháp luật Việt Nam thì:

    a.     Tòa án Việt Nam không có quyền qiải quyết

    b.     Chỉ có Tòa án Mỹ có thẩm quyền giải quyết vì quan hệ xảy ra ở Mỹ

    c.      Thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam vì hai doanh nghiệp này đều la doanh nghiệp Việt Nam

    d.     Bộ luật Tố Tụng hiện hành không đề cập đến

    e.      e.Tất cả đều sai

     

     

    30. Doanh nghiệp A Việt Nam có chi nhánh ở nước B, C là công dân Việt Nam làm ăn sinh sống ở B. A va C ký kết một giao dịch ở nước B( ví dụ hợp đồng lao động). Giả thuyết rằng có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì theo pháp luật Việt Nam:

    a. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tranh chấp

    b. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tranh chấp các quan hệ này là quan hệ bên pháp luật nước ngoài

    c. Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết

    d. Chỉ có Tòa án nước B mới có thẩm quyền giải quyết

    e. Tất cả đều sai

     

    Không biết e giải thế này có dúng không?xin mọi người nghiên cứu chỉ giup! E xin cam on!!!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn vphdndcantho vì bài viết hữu ích
    thanhhao471 (06/06/2016) AnCTU (11/04/2018) yuanping (30/03/2020)
  • #380975   25/04/2015

    suongtran2304
    suongtran2304

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy phạm thực chất trong tư pháp quốc tế.

     

    Khoản 2 điều 770 BLDS 2005: "Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dwungj hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà của và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

    Đây là quy phạm thực chất hay quy phạm xung đột  ?????

     

     

    không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền

     
    Báo quản trị |  
  • #392202   15/07/2015

    phamcuong1080
    phamcuong1080

    Mầm

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 780
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 26 lần


    TƯ PHÁP QUỐC TẾ

    1/. A là công dân nước X, kết hôn với B (Việt Nam) trước Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại VN. Theo Pháp luật VN quan hệ kết hôn này có yếu tố nước ngoài hay không? Căn cứ?

     

    2/. A không có Quốc tịch ly hôn với B (Quốc tịch VN) trước cơ quan thẩm quyền VN tại VN.     A và B thường trú, sống và làm việc tại VN. Theo Pháp luật VN vụ việc ly hôn này có yếu tố nước ngoài hay không? Căn cứ?

     

    3/. A có 2 Quốc tịch là : nước X và nước Y.  A chết để lại di sản thừa kế trên nước VN. Giả thuyế rằng Tranh chấp về thừa kế pháp sinh theo pháp luật VN, tranh chấp này có yếu tố nước ngoài hay không? Căn cứ?

     

    4/. A có 2 Quốc tịch là : nước X và nước Y. tham gia giao dịch dân sự với B tại VN. A và B cư trú, sống và làm việc tại VN. Theo pháp luật VN giao dịch dân sự này có yếu tố nước ngoài hay không? Căn cứ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamcuong1080 vì bài viết hữu ích
    thuviendaihocdalat (09/01/2018)
  • #464937   18/08/2017

    Bài tập về công pháp quốc tế

    Chào luật sư hiện em đang học về môn luật công pháp..có một số câu hỏi em cần luật sư giúp đỡ như này ạ

    1.Tại sao có quan điểm cho rằng cá nhân,tổ chức quốc tế phi chính phủ,các công ty xuyên quốc gia là chủ thể của luật quốc tế? (chứng minh) 

    2.nghiên cứu phán phán quyết của trọng tài thường trực được thành lập theo phụ lục 7 của công ước LHQ về luật biển 1982 về việc philipphins kiện trung quốc, rút ra được điều gì cho việc tranh chấp quốc tế có liên quan? em xin cảm ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #465049   19/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tài liệu môn tư pháp quốc tế

    Mình tình cờ tìm được tài liệu này, có thể giúp ích cho các bạn đang nghiên cứu môn Tư pháp quốc tế 

    SO SÁNH GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

    BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

    PHẦN THỨ NĂM

    PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    Chương XXV

    QUY ĐỊNH CHUNG

    PHẦN THỨ BẢY

    QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    Điều 663. Phạm vi áp dụng

    1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

    Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

    Không quy định

     

    2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

    b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    Điều 758. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

    Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

    Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

    2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

    3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

    Không quy định

     

    Điều 665. Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

    Không quy định

     

    2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

    Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    Điều 666. Áp dụng tập quán quốc tế

    Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

    Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 667. Áp dụng pháp luật nước ngoài

    Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.

    Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    3. […] Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 668. Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến

    1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

    2. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

    3. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

    4. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.

    Điều 759. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

    3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 669. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật

    Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.

    Không quy định

     

    Điều 670. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài

    1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

    b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

    2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

    Không quy định

     

    Điều 671. Thời hiệu

    Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó.

    Điều 777. Thời hiệu khởi kiện

    Thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng.

    Chương XXVI

    PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN

     

    Điều 672. Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch

    1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

    Điều 760. Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài

    1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

    Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

    2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.

    Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

    Điều 761. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài

    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.

    2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

    2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

    Điều 674. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

    1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

     

    Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài

    1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

    2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

    2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

    Không quy định

                       

    Điều 675. Xác định cá nhân mất tích hoặc chết

    1. Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về người đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 764. Xác định người mất tích hoặc chết

    1. Việc xác định một người mất tích hoặc chết phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về việc mất tích hoặc chết.

    2. Việc xác định tại Việt Nam một cá nhân mất tích hoặc chết theo pháp luật Việt Nam.

    2. Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì việc xác định người đó mất tích hoặc chết phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 676. Pháp nhân

    1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.

    Không quy định

    2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

     

    Điều 676. Pháp nhân

    2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    Điều 765. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

    1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

    Điều 765. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

    2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Chương XXVII

    PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ TÀI SẢN, QUAN HỆ NHÂN THÂN

     

    Điều 677. Phân loại tài sản

    Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

    Điều 766. Quyền sở hữu tài sản

    3. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

    Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

    1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 766. Quyền sở hữu tài sản

    1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

    2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.

    Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ

    Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.

    Điều 774. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

    Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Điều 775. Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài

    Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Điều 680. Thừa kế

    1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

     

    Điều 767. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

    1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

    2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    Điều 681. Di chúc

    1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

    Điều 768. Thừa kế theo di chúc

    1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân.

    2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

    a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

    b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

    c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

    2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

    Điều 682. Giám hộ

    Giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú.

    Không quy định

    Điều 683. Hợp đồng

    1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

     

    Điều 769. Hợp đồng dân sự

    1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.

    Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

    a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

    b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;

    c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;

    d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;

    đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

    Không quy định

    3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.

    Không quy định

    4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

    Điều 769. Hợp đồng dân sự

    2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

    Không quy định

    6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

    Không quy định

    7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

    Điều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự

    1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.

    2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Điều 684. Hành vi pháp lý đơn phương

    Pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập.

    Điều 772. Giao dịch dân sự đơn phương

    Trong quan hệ giao dịch đơn phương, quyền và nghĩa vụ của bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch đơn phương được xác định theo pháp luật của nước nơi cư trú hoặc nơi có hoạt động chính của bên đó.

    Điều 685. Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

    Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có căn cứ pháp luật.

    Không quy định

    Điều 686. Thực hiện công việc không có ủy quyền

    Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền.

    Không quy định

    Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.

    2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.

    Điều 773. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

    2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

    3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    SO SÁNH GIỮA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015
     VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2004

    VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ
    THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN

    ---

    BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015

    BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2004

    PHẦN THỨ TÁM

    THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    PHẦN THỨ CHÍN

    THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

    CHƯƠNG XXXVIII

    QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    CHƯƠNG XXXIV

    QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC

    DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    Điều 464. Nguyên tắc áp dụng

    1. Phần này quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp Phần này không có quy định thì áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.

    Điều 405. Nguyên tắc áp dụng

    1. Toà án áp dụng các quy định tại Chương XXXIV và Chương XXXV của Bộ luật này để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Trường hợp trong các chương này không có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.         

    2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

    b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

    3. Các hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

    Không quy định

    Điều 465. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài

    1. Người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

    Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

    Điều 406. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài

    1. Công dân nước ngoài, người không quốc tịch, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài) có quyền khởi kiện đến Toà án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

    2. Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

    2. Khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

    3. Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Tòa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam.

    3. Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của công dân nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Toà án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

    Điều 466. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định như sau:

    a) Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch; trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam;

    b) Theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc tịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài.

    Trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch và cư trú ở nước mà không cùng với quốc tịch của nước đó thì theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có thời gian mang quốc tịch dài nhất;

    c) Theo pháp luật Việt Nam nếu người nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam.

    Điều 407. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch được xác định như sau:

    a) Theo pháp luật của nước mà công dân đó có quốc tịch; trong trường hợp công dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam; trong trường hợp công dân có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước nơi công dân đó sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác;

    b) Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    c) Theo pháp luật của nước nơi người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài;

    d) Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi tố tụng dân sự được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

    2. Người nước ngoài có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

    2. Công dân nước ngoài, người không quốc tịch có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự trên lãnh thổ Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

    Điều 467. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập.

    Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

    Điều 408. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

    2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Trường hợp tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

    2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

     

    Điều 468. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài

    Đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam có quyền tự mình hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Điều 409. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài

     

    Đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài tham gia tố tụng tại Toà án Việt Nam có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     

    CHƯƠNG XXXV

    THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

    c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

    d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

    e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

    Điều 410. Quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    2. Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

    b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

    c) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;

    d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

    đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;

    e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

    g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

    2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

    Điều 410. Quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác.

    Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

    1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

    a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

    b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

    c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

    Điều 411. Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam

    1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:

    a) Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

    b) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;

    c) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

    2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

    a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

    c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

    d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

    2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:

    a) Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

    b) Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    c) Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    d) yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

    đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

    Điều 471. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.

    Điều 412. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án

    Vụ việc dân sự đã được một Toà án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền do Bộ luật này quy định thì phải được Toà án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Toà án khác của Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài.

    Điều 472. Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài hoặc đã có Tòa án nước ngoài, Trọng tài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết hoặc đương sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp

    1. Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó.

    Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;

    b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;

    c) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết;

    d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài.

    Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó;

    đ) Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

    Điều 413. Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp đã có Toà án nước ngoài giải quyết

    1. Toà án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án nước ngoài giải quyết vụ việc dân sự đó và nước có Toà án ra bản án, quyết định dân sự đó và Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự.

    2. Trường hợp trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này thì tiền tạm ứng án phí, lệ phí được xử lý theo quy định của Bộ luật này.

    2. Toà án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có Toà án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của Toà án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

    Điều 473. Yêu cầu cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài

    1. Người khởi kiện, người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.

    Trường hợp không ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài hoặc thiếu những nội dung trên thì phải bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định, hết thời hạn đó mà không cung cấp được thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

    Không quy định

    2. Trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lời cho Tòa án Việt Nam không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài hoặc sau 06 tháng mà không có trả lời thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

    Không quy định

    Điều 474. Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài

    1. Tòa án thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo một trong các phương thức sau đây:

    a) Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    b) Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế;

    c) Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này;

    d) Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài;

    đ) Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này;

    e) Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.

    Không quy định

    2. Các phương thức tống đạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo pháp luật tương trợ tư pháp.

    Không quy định

    3. Trường hợp các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện không có kết quả thì Tòa án tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc tại nơi cư trú cuối cùng của đương sự tại Việt Nam trong thời hạn 01 tháng và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

    Không quy định

    Điều 475. Thu thập chứng cứ ở nước ngoài

    Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ ở nước ngoài theo một trong các phương thức sau đây:

    1. Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này.

    2. Theo đường dịch vụ bưu chính yêu cầu đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài gửi giấy tờ, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án Việt Nam.

    Không quy định

    Điều 476. Thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa

    1. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi chung là phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài.

    Không quy định

    2. Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:

    a) Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;

    b) Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 477 của Bộ luật này.

    Không quy định

    3. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.

    Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.

    Không quy định

    Điều 477. Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ

    Khi nhận được kết quả tống đạt và kết quả thu thập chứng cứ ở nước ngoài, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

    1. Không mở phiên họp hòa giải khi đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và vụ án dân sự thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 207 của Bộ luật này;

    Không quy định

    2. Hoãn phiên họp hòa giải nếu đã nhận được thông báo về việc tống đạt đã hoàn thành nhưng đến ngày mở phiên họp hòa giải mà Tòa án vẫn không nhận được lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự và họ không đề nghị được vắng mặt tại phiên họp hòa giải. Nếu đến ngày mở lại phiên họp hòa giải mà đương sự ở nước ngoài vẫn vắng mặt thì Tòa án xác định đây là trường hợp không tiến hành hòa giải được;

    Không quy định

    3. Tòa án hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau đây:

    a) Đương sự ở nước ngoài đề nghị hoãn phiên tòa lần thứ nhất;

    b) Đương sự ở nước ngoài vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

    Không quy định

    4. Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ thì Tòa án hoãn phiên tòa. Ngay sau khi hoãn phiên tòa thì Tòa án có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thông báo về việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài trong trường hợp Tòa án thực hiện việc tống đạt thông qua các cơ quan này theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này.

    Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho Tòa án về kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận được văn bản của Tòa án, Bộ Tư pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài trả lời về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài gửi về thì Bộ Tư pháp phải trả lời cho Tòa án.

    Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chuyển văn bản của Tòa án cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài mà không nhận được văn bản trả lời thì Bộ Tư pháp phải thông báo cho Tòa án biết để làm căn cứ giải quyết vụ án;

    Không quy định

    5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

    a) Tòa án đã nhận được kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 của Bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;

    b) Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 474 của Bộ luật này;

    c) Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này về kết quả thực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài.

    Không quy định

    6. Nếu Tòa án nhận được văn bản thông báo về việc tống đạt không thực hiện được do họ, tên, địa chỉ của đương sự không đúng hoặc đương sự đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới thì Tòa án giải quyết như sau:

    a) Tòa án yêu cầu nguyên đơn và người thân thích trong nước của đương sự ở nước ngoài (nếu có) cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài. Tòa án tiếp tục tống đạt thông báo thụ lý cho đương sự ở nước ngoài theo địa chỉ do nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự ở nước ngoài cung cấp;

    b) Nếu nguyên đơn, người thân thích trong nước của đương sự không cung cấp được hoặc người thân thích trong nước của đương sự từ chối cung cấp địa chỉ đúng hoặc địa chỉ mới của đương sự ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài không có người thân thích ở Việt Nam thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án giải thích cho người khởi kiện biết quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm đương sự vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết;

    c) Trường hợp nguyên đơn là công dân Việt Nam yêu cầu ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài mà không thể thực hiện việc cung cấp đúng họ, tên, địa chỉ hoặc địa chỉ mới của người nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án mặc dù nguyên đơn, thân nhân của họ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài đã tiến hành xác minh tin tức, địa chỉ của người nước ngoài đó nhưng không có kết quả thì nguyên đơn yêu cầu Tòa án thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), Cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có thể thông báo qua kênh dành cho người nước ngoài của Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

    Trong trường hợp này, Tòa án không phải tống đạt lại văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày đăng thông báo, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt đương sự.

    Không quy định

    Điều 478. Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam

    1. Tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận trong các trường hợp sau:

    a) Giấy tờ, tài liệu và bản dịch tiếng Việt có công chứng, chứng thực đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

    b) Giấy tờ, tài liệu đó được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Không quy định

    2. Tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cá nhân cư trú ở nước ngoài lập trong các trường hợp sau đây:

    a) Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    b) Giấy tờ, tài liệu được lập ở nước ngoài được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nước ngoài và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy tờ, tài liệu do công dân Việt Nam ở nước ngoài lập bằng tiếng Việt có chữ ký của người lập giấy tờ, tài liệu đó và đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Không quy định

    Điều 479. Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Đương sự có mặt tại Việt Nam có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này.

    Không quy định

    2. Đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.

    Không quy định

    3. Trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 477 của Bộ luật này thì thời hạn kháng cáo là 12 tháng, kể từ ngày tuyên án.

    Không quy định

    Điều 480. Tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài

    Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo quy định tại các điều 474, 476 và 477 của Bộ luật này.

    Không quy định

    Điều 481. Xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    Trường hợp Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì trách nhiệm xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau:

    1. Trường hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài đó cho Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự. Các đương sự chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp.

    Trường hợp các đương sự không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc thông qua Bộ ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cung cấp pháp luật nước ngoài;

    Không quy định

    2. Trường hợp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên quy định phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì đương sự có quyền cung cấp pháp luật nước ngoài cho Tòa án hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài cung cấp pháp luật nước ngoài;

    Không quy định

    3. Tòa án có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước ngoài cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài;

    Không quy định

    4. Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngoài theo quy định tại Điều này mà không có kết quả thì Tòa án áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết vụ việc dân sự đó.

    Không quy định

    PHẦN THỨ CHÍN

    THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN

    PHẦN THỨ BẢY

    THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN

    CHƯƠNG XXXIX

    THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN

    CHƯƠNG XXX

    QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

    Điều 482. Những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành

    1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

    a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

    b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

    c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 360 của Bộ luật này;

    d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

    Điều 375. Những bản án, quyết định của Toà án được thi hành

    1. Những bản án, quyết định dân sự của Toà án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

    a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

    b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

    c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;

    d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

    2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị:

    a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công;

    b) Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

    a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất tinh thần của công dân;

    b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

     

    Điều 483. Ghi nhận và giải thích về quyền yêu cầu thi hành án dân sự

    1. Trường hợp trong bản án, quyết định của Tòa án có quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật này thì trong phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ nội dung về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    Không quy định

    2. Khi ra bản án, quyết định, Tòa án phải giải thích rõ cho đương sự biết về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

    Không quy định

     

    CHƯƠNG XXXI

    THỦ TỤC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

    Điều 484. Cấp bản án, quyết định của Tòa án

    Khi bản án, quyết định của Tòa án thuộc trường hợp được thi hành theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật này thì Tòa án đã ra bản án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án hoặc quyết định đó có ghi “để thi hành”.

    Điều 380. Cấp bản án, quyết định của Toà án

    Khi bản án, quyết định của Toà án thuộc trường hợp được thi hành theo quy định tại Điều 375 của Bộ luật này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án hoặc quyết định đó có ghi để thi hành".

    Toà án phải giải thích cho người được thi hành, người phải thi hành bản án, quyết định về quyền yêu cầu, thời hạn yêu cầu thi hành án và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

    Điều 485. Thời hạn chuyển giao bản án, quyết định

    1. Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 482 của Bộ luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 381. Thời hạn chuyển giao bản án, quyết định của Toà án

    1. Đối với những bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 375 của Bộ luật này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định đó.

    Đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao ngay quyết định cho cơ quan thi hành án cùng cấp.

    2. Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 482 của Bộ luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.

    2. Đối với bản án, quyết định không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.

    Không quy định

    4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.

    Điều 381. Thời hạn chuyển giao bản án, quyết định của Toà án

    3. Khi chuyển giao bản án, quyết định, Toà án phải gửi kèm theo biên bản kê biên, tạm giữ tang vật, tài sản, các tài liệu khác có liên quan, nếu có.

    Điều 486. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án

    1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản Tòa án đã ra bản án, quyết định, giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

    Điều 382. Giải thích bản án, quyết định của Toà án

    1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án phải có văn bản giải thích và gửi cho người có yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án.

    2. Thẩm phán đã ra quyết định hoặc Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệm giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án.

    2. Thẩm phán ra quyết định hoặc Thẩm phán là chủ toạ phiên toà có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Toà án. Trong trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Toà án thì Chánh án Toà án đó có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Toà án.

    3. Việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản nghị án. Việc sửa chữa bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 268 của Bộ luật này.

    3. Việc giải thích bản án, quyết định của Toà án phải căn cứ vào biên bản phiên toà và biên bản nghị án.

    Điều 487. Giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án

    Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền phải trả lời trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 04 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.

    Không quy định

    Điều 488. Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án

    1. Thẩm quyền xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án được xác định như sau:

    a) Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở, có thẩm quyền xét đề nghị việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;

    b) Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án bị Viện kiểm sát kháng nghị;

    c) Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

    Không quy định

    2. Trình tự, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

    Không quy định


     

     
    Báo quản trị |  
  • #476768   30/11/2017

    tqdients2014
    tqdients2014

    Male
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập môn tư pháp quốc tế

    Công ty Hồng Đào (quốc tịch VN) ký hợp đồng mua bán thiết bị điện tử với Công ty The House ( Quốc Tịch Hoa kì ) .Trong hợp đồng các bên thỏa thuận " Mọi tranh chấp pháp sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Tòa án Anh ". Tranh chấp phát sinh Công ty Hồng Đào yêu cầu Tòa án VN giải quyết . 1. Vụ việc trên có phải vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không ?Nên cơ sở pháp lý ? 2.Tòa án VN có quyền thụ lý và giải quyết trính chấp trên không ? Vì sao ?

    Cập nhật bởi tqdients2014 ngày 30/11/2017 10:22:31 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #487861   25/03/2018

    AnCTU
    AnCTU

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2017
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 7 lần


    Pháp luật áp dụng

    Chào mọi người,

    Cho mình hỏi là:

    Trường hợp không có điều ước quốc tế thì pháp luật áp dụng là pháp luật của Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Đúng hay sai? Cơ sở pháp lý?

    Mong mọi người giải đáp

    Truong An

     
    Báo quản trị |  
  • #491080   05/05/2018

    là quy phạm xung đột

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanlinhk39 vì bài viết hữu ích
    LamThiLe (19/11/2019)
  • #535723   27/12/2019

    Bài viết thì hướng dẫn học và tài liệu tham khảo là BLDS 2015, mà trong khi đi xuống phía dưới bài tập mẫu và đề giải lại làm BLDS 2005. BLDS 2015 lấy đâu ra Điều 758 ? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vu280298@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/12/2019)