Cách bày mâm cúng Rằm tháng 7 cho công ty

Chủ đề   RSS   
  • #615245 15/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Cách bày mâm cúng Rằm tháng 7 cho công ty

    Rằm tháng 7 năm 2024 Âm lịch rơi vào Chủ nhật ngày 18/8/2024 Dương lịch. Bên cạnh việc cúng Rằm tháng 7 tại nhà thì tại một số cơ quan, công ty cũng có truyền thống này. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách bày mâm cúng rằm tháng 7 cho công ty.

    Xem thêm: Rằm tháng 7/2024 là ngày mấy Dương lịch? Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào?

    Cách bày mâm cúng Rằm tháng 7 cho công ty

    Theo thông thường thì mâm cúng Rằm tháng 7 cho công ty sẽ gồm 2 mâm là mâm trong nhà (cúng các chư vị Phật tổ, Thần linh) và mâm ngoài trời (cúng chúng sinh - cô hồn). Cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi chuẩn bị mâm tế lễ:

    - Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.

    - Không sát mạng chúng sinh để cúng.

    - Hoa, quả không kiêng chủng loại và số lượng.

    (1) Mâm trong nhà

    Nếu có bàn thờ thì bày lễ trên bàn thờ, nếu không thì bày lên một chiếc bàn thì cắm hương vào ly gạo hoặc chung với lọ hoa.

    - Đối với mâm cúng chư vị Phật tổ:

    Công ty có thờ Phật thì sẽ chuẩn bị một mâm cúng chay cho bàn Phật. Mâm cúng phật cần chuẩn bị thành tâm và là cơm chay. Dưới đây là một số gợi ý cho mâm cúng:

    + Xôi, chè các loại

    + Canh rau củ

    + Chả giò chay

    + Đậu hũ sốt cà

    + Rau củ xào

    + Hoa quả tươi

    - Đối với mâm cúng thần linh:

    Mâm cúng thần linh nên làm cỗ mặn, trên mâm cúng nên bày các vật tượng trưng là đồ vàng để bày tỏ lòng thành kính và tụ lộc. 

    Chủ lễ có thể chuẩn bị mâm cúng truyền thống gồm xôi đỗ, gà luộc, gỏi … hoặc món kho, món canh tùy vào điều kiện, chuẩn bị đầy đủ hương, hoa, quả và trà hoặc rượu.

    (2) Mâm ngoài trời

    Mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) thì cũng nên là mâm chay. Theo đó, mâm cúng chúng sinh ngoài trời bao gồm:

    - Cháo trắng loãng. Đây cũng là món không thể thiếu trong mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời bởi vì từ xưa có quan niệm những linh hồn bị đày có một thực quản vô cùng nhỏ hẹp, không thể nuốt được đồ ăn bình thường.

    - Một đĩa muối gạo

    - 3 ly nước

    - Ngũ quả

    - Các loại bỏng ngô, bánh kẹo, bim bim

    - Khoai, bắp, đậu phộng luộc… với số lượng tùy ý

    - Giấy tiền vàng mã.

    - Quần áo chúng sinh

    - 2 ngọn nến nhỏ

    Khi cúng thì bày mâm lễ trước cửa chính Công ty. Chủ lễ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn theo tâm nguyện. Sau khi kết thúc lễ cúng, thực hiện “tiễn vong” bằng cách rắc gạo, muối ra các khu vực sân, lề đường. Sau đó đốt vàng mã.

    (Thông tin mang tính chất tham khảo, tuỳ theo tập tục mỗi vùng miền sẽ có sự thay đổi, điều chỉnh thích hợp)

    Cúng Rằm tháng 7 có phải là mê tín dị đoan không?

    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau:

    - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

    - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

    Còn mê tín dị đoan là những niềm tin không có cơ sở, mang tính mù quáng. Mê tín dị đoan bao gồm những hoạt động như: bói toán, coi số mạng sang hèn, đồng bóng, tin vào bùa chú,...

    Như vậy, cúng Rằm tháng 7 là một tín ngưỡng thờ cúng dân gian để cầu mong sự bình an về tinh thần cho người dân Việt Nam nên không gọi là mê tín dị đoan,

    Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?

    Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

    - Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

    + Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

    + Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    +) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

    + Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

    - Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

    Như vậy, trên đây là các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Người dân khi tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cần lưu ý những hành vi này để không vi phạm pháp luật.

     
    1707 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận