>>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014
>>> Những điều doanh nghiệp cần phải biết từ ngày 01/7/2016
>>> Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ doanh nghiệp mới được thành lập tăng so với năm ngoái khoảng 20%, và lượng câu hỏi được gửi đến Dân Luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp khá nhiều, đặc biệt là trường hợp nào thì thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, trường hợp nào thì theo Luật đầu tư? Cách thức thành lập doanh nghiệp của 2 trường hợp này như thế nào?
Câu trả lời sẽ có ngay khi bạn đọc hết bài viết này.
1. Trường hợp nào doanh nghiệp phải thành lập theo Luật đầu tư?
Đó là trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư, trừ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
2. Trường hợp nào doanh nghiệp phải thành lập theo Luật doanh nghiệp?
Các trường hợp không thuộc nhóm phải thành lập theo Luật đầu tư nêu trên, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài, trừ các trường hợp sau không được phép thành lập DN tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
>>> Những điều cần lưu ý khi đặt tên cho doanh nghiệp
>>> Gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị xử lý hình sự
>>> Hướng dẫn thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp
3. Cách thức thành lập doanh nghiệp theo Luật đầu tư
Trước khi thành lập doanh nghiệp thì các nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đâu tư nộp hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
+ Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
+ Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đối tác Việt Nam gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngoài việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: được sở hữu không hạn chế trừ các trường hợp:
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các DN nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.
Sau khi hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp để triển khai các dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và Luật khác có liên quan.
Lưu ý:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định pháp luật về DN.
- Cơ quan này không có trách nhiệm xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Vốn điều lệ của DN thành lập theo Luật đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư.
- DN góp vốn và huy động vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Cách thức thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp
Tương ứng với từng loại hình DN mà hồ sơ chuẩn bị như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
|
Công ty hợp danh
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn
|
Công ty cổ phần
|
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
|
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty hợp danh, của các thành viên là cá nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn, của cổ đông sáng lập và cổ đông là cá nhân đầu tư nước ngoài
|
|
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
|
|
|
- Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
|
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, người thành lập DN hoặc DN hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi DN đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký DN được tiếp nhận khi có đủ giấy tờ theo quy định, tên DN đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký DN, có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký DN, đã nộp phí, lệ phí đăng ký DN.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD trao Giấy niên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN. DN có thể nhận trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc qua bưu điện như đã đăng ký.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng ĐKKD phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập DN hoặc DN trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Nếu quá hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập DN hoặc DN có quyền khiếu nại, tố cáo.
Căn cứ pháp lý:
- Luật đầu tư 2014.
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
- Luật doanh nghiệp 2014.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
>>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông
>>> Toàn bộ điểm mới Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
>>> Luật doanh nghiệp 2014: Tổng hợp giải đáp vướng mắc