>>>Phân biệt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động
>>>Khác biệt giữa “Hợp đồng lao động” và “Thỏa ước lao động tập thể”
Tạm hoãn hợp đồng lao động được hiểu là việc tạm thời ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hợp đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
- Thứ nhất, Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
- Thứ hai, Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
- Thứ ba, Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Thứ tư, Lao động nữ mang thai theo quy định tại điều 156 của Bộ luật này.
- Thứ năm, Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 1 tháng. Việc người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên. Việc tạm hoãn hợp đồng theo quy định này sẽ không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc hết thời hạn do hai bên thỏa thuận.
Với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.
Vậy, nghĩa vụ của các bên khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định thế nào?
Việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động 2012. Theo đó, hết thời hạn tạm hoãn thì của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
|
Quy định trên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.