Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC, các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp như sau:
– Có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.
– Khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc Giấy phép tương đương theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Theo mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc Thông báo mã số thuế.
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản; hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền.
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
==> Nếu thuộc trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định trên thì phải thực hiện chị nhé.
Tại Điều 30 Luật doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực vào ngày 01/7/2015) có quy định:
- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
=> Như thế cho thấy, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.