Quan điểm của em về vấn đề không hợp thức hóa mại dâm:
-Thứ nhất: Như trong bài viết này có nêu điều kiện để hành nghề là không trong trạng thái hôn nhân. Vậy sau khi hết hành nghề thì họ lập gia đình thì người bạn đời của họ có suy nghĩ gì về quá khứ của họ không,có thể người bạn đời của họ không nghĩ nhưng gia đình của họ thì sao
-Thứ hai:Nếu một số thành phần nhác làm ham chơi nay lấy "lỗ" làm vốn thì họ sẽ cậy vào đây để kiếm sống mà không chịu học hỏi,như thế này thì đạo đức xã hội sẽ đi xuống hay lên ạ
-Thứ ba trong bài viết có đoạn như sau:"Thứ ba, không hợp pháp hóa mại dâm còn làm phát sinh những tiêu cực trong thanh tra, kiểm tra, bảo kê mại dâm.
Ví dụ: Hoạt động mại dâm ở Đồ Sơn đã xuất hiện từ những năm 80 đến nay. Đây là một trong những điểm nóng của cả nước khi hoạt nghề mại dâm diễn ra nhộn nhịp, bài bản quy củ trước sự bảo kê của từng nhóm người." Không phải là các tiêu cực đó tự nhiên mà có được mà chắc phải có sự chống lưng của một thế lực nào đó ở đây nên nếu bây giờ người hành nghề mại dâm có thể tố cáo với các cơ quan chức năng được không? Và cơ quan ban ngành nào sẽ giải quyết vấn đề này cho họ
-Thứ tư: Lý lịch của con cái những người hành nghề này ghi như thế nào nếu họ đi xin việc hoặc làm những cái khác
-Thứ năm: Khi ta đồng ý cho hoạt động hành nghề mại dâm thì chẳng khác nào coi thường phái yếu, ta coi họ như công cụ để giải tỏa tâm sinh lý của mình như thế thì sẽ không công bằng cho họ
Một bài vết về mại dâm (nguồn: Phụ Nữ Sức Khoẻ)
Hợp pháp hóa mại dâm và vấn đề văn hóa, pháp lý
Xoay quanh vấn đề hợp pháp hóa mại dâm ở nước ta, đã có không ít quan điểm ủng hộ hoặc không đồng tình của nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội. Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu khoa học, một nhà tư vấn chính sách nhiều năm, PGS.TS Võ Trí Hảo – Quyền trưởng khoa Luật Đại học Kinh tế (TP.HCM) đã có cuộc trao đổi với Phụ nữ sức khỏe về ‘nghề xưa nhất lịch sử loài người’ này.
PV: Thưa PGS.TS Võ Trí Hảo, vấn đề mại dâm không còn xa lạ. Nó đã xuất hiện trong đời sống và đi vào nhiều tác phẩm văn học như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng. Ở phương Tây thì có Trà hoa nữ của Alexandre Dumas, Những người khốn khổ của Victor Hugo. Vậy theo ông, mại dâm xuất hiện từ bao giờ?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Xét về khía cạnh lịch sử, mại dâm xuất hiện từ rất lâu, xưa hơn cả nội dung Nguyễn Du đề cập trong Truyện Kiều. Mại dâm xuất phát từ nhu cầu sex nằm trong bản năng của tất cả các loài sinh vật sinh sản hữu tính, trong đó có con người. Khi có cầu (nhu cầu sex) ắt sẽ có cung (mại dâm).
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa cuộc sống của những người kỹ nữ lầu xanh (sex worker) chỉ là một bức tranh xám xịt. Tuy nhiên thực tế, bức tranh này lại có nhiều màu sắc hơn.
Thời kỳ loài người bước sang hôn nhân có gia đình đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau, nhiều niềm tin khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau cho phép tự do mại dâm. Bên cạnh đó, một số tôn giáo hoàn toàn cấm hoạt động này.
PV: Ông có nhận định gì về nghề mại dâm tại các nước trên thế giới?“
PGS.TS Võ Trí Hảo: Hiện nay, hầu hết các nước Bắc Âu, Tây Âu đã hợp pháp hóa mại dâm. Ở đây, cần làm rõ mại dâm với tư cách là việc một người kiếm sống bằng nghề bán dâm là hợp pháp. Trong khi đó, những cá nhân tổ chức môi giới mại dâm, kiếm tiền trên thân phận, thể xác người bán dâm là bất hợp pháp. Cho nên hành vi mại dâm và tổ chức môi giới mại dâm là khác nhau.
PV: Vậy theo ông, các nước phương Tây căn cứ vào đâu để hợp pháp hóa mại dâm?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Có hai lý do cơ bản để các quốc gia phương Tây ban hành chính sách hợp pháp hóa mại dâm:
Lý do đầu tiên xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực, quan niệm duy trì nòi giống. Theo đó ghi nhận con người mang những gen có nhu cầu về sex sẵn có. Mặt khác, thực tế cuộc sống, không phải ai cũng may mắn có được bạn tình, có chồng, có vợ. Từ đó, mại dâm là cách để con người giải tỏa thay vì kìm nén, ẩn ức.
Thứ hai, các nước phương Tây quan niệm con người sinh ra có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (ghi nhận tại Hiến pháp Mỹ năm 1776). Như vậy, khi mọi người được quyền mưu sinh thì những người hành nghề mại dâm cũng có quyền mưu sinh mà không trái ý muốn của bất kỳ ai. Khi khách có nhu cầu, họ sẽ đáp ứng chứ không cưỡng bức ai phải mua dâm. Như vậy có thể thấy, hợp pháp hóa mại dâm trong trường hợp này là bảo vệ quyền mưu sinh và quyền tự do tìm kiếm các lợi ích kinh tế, tương tự quyền tự do kinh doanh.
Tại một số quốc gia tiêu biểu như Na Uy, người dân nước này còn quan niệm sex là một nhu cầu như bánh mì của loài người. Sex còn là quyền của người thụ hưởng. Do đó, hàng năm, ngân sách của Na Uy vẫn chi ra khoản tiền để thuê người hành nghề mại dâm đáp ứng nhu cầu sex cho những đối tượng bị thiệt thòi như: Người bị tàn tật, những người không có khả năng tự tìm bạn tình để thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
Chung quy lại, họ cho rằng “nam nữ thụ thụ rất thân”, trái với quan điểm “nam nữ thụ thụ bất thân” của Á Đông. Nếu “nam nữ thụ thụ bất thân” sẽ không có khả năng duy trì nòi giống.
PV: Quy định ở những nước công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp thì có những điều kiện cơ bản nào, thưa ông?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Khi một quốc gia hợp pháp hóa mại dâm, họ sẽ đặt ra những điều kiện cho người hành nghề. Cụ thể:
Thứ nhất, người không đang trong trạng thái hôn nhân đối với người khác.
Thứ hai, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
“
Thứ ba, quy hoạch nơi diễn ra hoạt động mại dâm thành từng khu để tránh những tác động xấu tới trẻ vị thành niên, tới các khu tôn giáo, tới văn hóa.
Thứ tư, trên cơ sở quy hoạch phân vùng tổ chức hành nghề mại dâm, cơ quan quản lý sẽ thiết lập được những khu vực kiểm tra giấy tờ tùy thân để bảo đảm những người vào khu vực này phải là người đã thành niên. Tất cả các hoạt động mua, bán, tiếp thị đều được diễn ra trong khu vực quy định, thực hiện bên ngoài là bất hợp pháp.
Như vậy, việc một số quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa mại dâm không phải cổ súy cho hoạt động này mà chỉ nhằm hạn chế những hậu quả xấu do mại dâm gây ra.
“Hoạt động mại dâm ở Việt Nam phát triển mạnh sau thời kỳ đổi mới…”
PV: Liên hệ với Việt Nam, xin ông cho biết hoạt động mại dâm ở nước ta phát triển từ thời điểm nào?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Nói đến tình hình mại dâm ở nước ta, có một số yếu tố tác động khiến tình trạng này tăng lên. Ta cần nhìn nhận ở hai mặt cung, cầu và những khía cạnh liên quan:
Về nhu cầu: Hoạt động mại dâm ở Việt Nam phát triển mạnh sau thời kỳ đổi mới (từ năm 1986), đặc biệt với quá trình công nghiệp hóa đất nước. Thời đại công nghiệp hóa, con người ta ít có thời gian tìm hiểu, tập trung cho các mối quan hệ yêu đương, tìm kiếm bạn tình. Biểu hiện ra là các khu công nghiệp thường kéo theo “hệ sinh thái mại dâm”.
Về nguồn cung: Việc đổi mới, xóa hình thức kinh tế tập thể, Nhà nước không bao cấp việc làm đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một bộ phận người dân khó tìm được việc làm mới dẫn đến thất nghiệp. Ngân sách nhà nước còn hạn chế, an sinh xã hội còn thấp, trợ cấp xã hội không đủ sống nên họ chọn con đường mưu sinh bằng nghề mại dâm.
Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận người dân trở nên giàu có phát sinh nhu cầu lành mạnh lẫn không lành mạnh.
Độ tuổi kết hôn của Việt Nam cũng ngày càng tăng lên trong khi nhu cầu sex của cá nhân hình thành từ độ tuổi dậy thì. Vậy anh sẽ làm gì để giải quyết nhu cầu này từ giai đoạn dậy thì đến khi kết hôn?
Sự kết hợp của 4 yếu tố cho thấy, Việt Nam có hợp pháp hóa mại dâm hay không thì thị trường lao động của ngành nghề này vẫn ngày càng tăng lên. Con số thống kê chỉ thể hiện tương đối, con số thực tế bên ngoài có thể gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, nước ta vẫn chưa có số liệu thống kê hoạt động mại dâm của người Việt Nam tại một số nước khác (Malaysia, Campuchia, Singapore…).
“Việt Nam có hợp pháp hóa mại dâm hay không thì thị trường lao động của ngành nghề này vẫn ngày càng tăng lên.“
Không hợp pháp hóa mại dâm, không bảo vệ được những người yếu thế
PV: Rất nhiều ý kiến không đồng tình với việc hợp pháp hóa mại dâm. Vậy ông nghĩ sao về luồng quan điểm này?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Quan điểm của tôi là sẽ có nhiều bất cập nếu mại dâm vẫn không được hợp pháp hóa.
Thứ nhất, nếu mại dâm không được hợp pháp hóa thì nạn nhân là những người bị bóc lột, những người không tự nguyện sẽ không dám đứng lên tố cáo.
Thứ hai, hoạt động mại dâm khi chưa được hợp pháp hóa không được tự do mà phải đặt dưới sự bảo kê của đường dây.
Thứ ba, không hợp pháp hóa mại dâm còn làm phát sinh những tiêu cực trong thanh tra, kiểm tra, bảo kê mại dâm.
Ví dụ: Hoạt động mại dâm ở Đồ Sơn đã xuất hiện từ những năm 80 đến nay. Đây là một trong những điểm nóng của cả nước khi hoạt nghề mại dâm diễn ra nhộn nhịp, bài bản quy củ trước sự bảo kê của từng nhóm người.
Thứ tư, khi không hợp pháp hóa nghề mại dâm, sẽ không có những quy trình và cách kiểm soát dịch bệnh. Từ đó đẫn đến việc dịch bệnh rất dễ lây lan.
Cuối cùng, việc không hợp pháp hóa mại dâm còn dẫn tới việc không có cơ sở pháp lý quy hoạch thành từng khu. Do đó, khác với các nước phương Tây, hoạt động mại dâm ở Việt Nam giống như đánh du kích, diễn ra mọi nơi. Nơi ít nghi ngờ nhất là nơi an toàn nhất, không loại trừ khu vực trường học, nhà chùa. Nghiêm trọng hơn còn gây nên thực trạng mại dâm di động. Hậu quả này tác động xấu đến trẻ em vị thành niên, đến những nơi mại dâm không nên xuất hiện.
“ Nếu mại dâm không được hợp pháp hóa thì nạn nhân là những người bị bóc lột, những người không tự nguyện sẽ không dám đứng lên tố cáo.“
PV: Vậy theo ông, nếu Việt Nam hợp pháp hóa mại dâm thì điều gì sẽ xảy ra?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ có cơ sở cho việc quy hoạch, giảm tác động xấu tới đối tượng vị thành niên, tới những nơi tôn nghiêm. Khi đã có quy hoạch nghề mại dâm, dư luận sẽ ủng hộ và mạnh tay đấu tranh các khu vực ngoài quy hoạch.
Nếu nghề mại dâm được hợp pháp hóa, hoạt động này ở Đồ Sơn sẽ được hoạt động một cách chính danh.
Bên cạnh đó, khi mại dâm được hợp pháp hóa, người làm nghề này được công nhận sẽ tránh bị lệ thuộc vào hiện tượng bảo kê và có cơ sở pháp lý để tố giác các hành vi môi giới, ma cô mà không sợ bị xử phạt với hành vi mại dâm.
Cuối cùng, khi tiến hành quy hoạch và đưa ra các điều kiện về sức khỏe tình trạng hôn nhân của người hoạt động nghề mại dâm thì sẽ hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh và các tác động xấu của nghề này.
“Việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ có cơ sở cho việc quy hoạch, giảm tác động xấu tới đối tượng vị thành niên, tới những nơi tôn nghiêm. Khi đã có quy hoạch nghề mại dâm, dư luận sẽ ủng hộ và mạnh tay đấu tranh các khu vực ngoài quy hoạch.“
“Nếu hợp pháp hóa nghề mại dâm sẽ kiểm soát được những tác động xấu…”
PV: Qua phân tích có thể thấy quan điểm của ông là đồng tình với việc hợp pháp hóa mại dâm?
PGS.TS Võ Trí Hảo: Tôi cho rằng chúng ta cần thừa nhận sự thật khách quan, ghi nhận, hợp pháp hóa nó, không phải để khuyến khích nó mà hạn chế những tác động xấu của nó. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi của những đối tượng bị thiệt thòi, tôn trọng các quyền tự do cá nhân của con người vốn cần được độc lập với sở hình của số đông.
Có thể thấy, đa phần mọi người đều đồng ý hoạt động mại dâm. Đây không phải là hiện tượng tốt đẹp nhưng là hiện tượng tồn tại khách quan. Hệ quả chúng ta nhận từ mại dâm phụ thuộc vào thái độ và cách ứng xử. Nếu hợp pháp hóa nghề mại dâm sẽ kiểm soát được những tác động xấu của nghề này.
Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Xuân Thoại - 0985.796.709