Các nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng

Chủ đề   RSS   
  • #610343 06/04/2024

    Các nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng

    Hiên tại, giá của dịch vụ tiêm chủng được tính như thế nào? Tiền từ nước ngoài gửi về tài trợ cho hoạt động tiêm chủng được không? Tiêm chủng có gây ra biến chứng thì bao lâu sau khi có đơn thì sẽ được giải quyết.

    1. Quy định giá dịch vụ tiêm chủng

    Căn cứ Điều 13 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định giá dịch vụ tiêm chủng như sau:

    1. Giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau đây:

    - Giá mua vắc xin;

    - Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;

    - Chi phí dịch vụ tiêm chủng.

    2. Chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:

    - Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;

    - Tiền vật tư tiêu hao;

    - Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;

    - Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;

    - Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.

    3. Không tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.

    4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch.

    Theo đó giá của của dịch vụ tiêm chủng sẽ được xác định dựa theo quy định trên

    2. Các nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng

    Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng như sau:

    - Ngân sách nhà nước;

    - Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;

    - Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;

    - Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó,nguồn từ tài trợ của các cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước cũng được xem là nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng.

    3. Hồ sơ, thủ tục xác định trường hợp được bồi thường khi tiêm chủng

     Căn cứ Điều 17 Nghị định 104/2016/NĐ-CP  quy định hồ sơ, thủ tục xác định trường hợp được bồi thường khi tiêm chủng như sau:

    1. Cơ sở y tế nơi xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường.

    2. Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:

    - Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;

    - Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;

    - Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

    - Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong);

    - Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Sở Y tế phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại (sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Sở Y tế có văn bản hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại, Sở Y tế phải hoàn thành việc xác định nguyên nhân gây tai biến, mức độ tổn thương và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo Bộ Y tế.

    Theo đó trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận dược đơn yêu cầu thì Sở Y tế sẽ hoàn thành việc xác định nguyên nhân và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo Bộ Y tế

     
    83 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận