Các Loại Hợp Đồng Lao Động

Chủ đề   RSS   
  • #420536 04/04/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Các Loại Hợp Đồng Lao Động

     
    Hợp đồng lao động là cở sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật lao động quy định ba loại hợp đồng lao động với quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. 
     
    Căn cứ theo Điều 15 Bộ Luật Lao động 2012, "Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."
     
    Theo quy định trên, hợp đồng lao động là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động dựa trên cở sở tự do, tự nguyện thỏa thuận.
     
    Việc giao kết hợp đồng lao động sẽ ràng buộc trách nhiệm pháp lý, các bên phải có trách nhiệm tuân theo.
     
    Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng, Điều 22 Bộ Luật Lao động quy định các loại hợp đồng như sau:
     
    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
     
    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
     
    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 
     
     
     
     
     
    Việc phân chia các loại hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các bên tự do thỏa thuận, lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với tính chất công việc cũng như điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của bản thân.
     
    Lưu ý: Hợp đồng theo mùa vụ chỉ được giao kết với những công việc mang tính chất ngắn hạn, theo mùa vụ chứ không được áp dụng với những công việc có tính chất thường xuyên, thời hạn trên 12 tháng. Trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
     
    Ngoài ra, việc lựa chọn các loại hợp đồng khác nhau, pháp luật còn quy định các nghĩa vụ pháp lý khác nhau cho từng loại hợp đồng. 
     
    Pháp luật quy định:
     
    "Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
     
    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn." 
     
    Quy định này còn có một vài vướng mắc trong cách hiểu. 
     
    Cách hiểu thứ nhất, ngay khi hết thời hạn hợp đồng theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 22 BLLĐ mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
     
    Thời hạn 30 ngày để các bên thỏa thuận ký kết hợp đồng mới. 
     
    Thứ hai, sau khi hết hạn hợp đồng theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 22 BLLĐ mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 30 ngày mà 2 bên không tiến hành giao kết hợp đồng mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng kể từ khi hết hạn 30 ngày. 
     
    Thực tế, khi tranh chấp xảy ra, hai quan điểm trên vẫn được áp dụng theo cách hiểu riêng của mỗi Tòa. 
     
    Minh Trang
     
     
    16875 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420553   04/04/2016

    Chào bạn,

    Đọc Khoản 2 Điều 22 BLLĐ, tôi không đồng ý với 02 cách hiểu mà bạn trình bày. Bởi khoản 2 này quy định khá rõ, cụ thể:

    Khi hết hạn HĐ mà NLĐ vẫn tiếp tục đi làm thì mặc nhiên các bên đã xác lập 01 HĐ mới. Tuy nhiên,trong khoảng tgian 30 ngày kể từ khi hết hạn HĐ, các bên được thỏa thuận loại HĐ giao kết. Sau 30 ngày thì chuyển sang loại HĐ mà luật bắt buộc. Dù các bên ký lại HĐ hay chuyển sang HĐ mà luật bắt buộc thì ngày có hiệu lực áp dụng chính là ngày hết HĐ cũ

     

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (05/04/2016)
  • #420730   05/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    chào luật sư.

    theo em, luật chỉ quy định hết hạn hợp đồng mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký kết hợp đồng mới. nếu k ký kết HĐ mới thì hợp đồng đã ký kết sẽ chuyển đổi theo luật định. 

    luật k hề nói rõ thời điểm nào hợp đồng đã giao kết sẽ chuyển đổi. nên có thể hiểu là ngay khi hết hạn hợp đồng hoặc sau 30 ngày. 

    và thực tế, em có đọc một bài trong tờ báo, có trường hợp tòa sơ thẩm và phúc thẩm có hai cách hiểu khác nhau về quy định này. 

    giả sử. ngày 1/1/2015 hợp đồng hết hạn. A vẫn tiếp tục đi làm cho công ty B. nhưng đến ngày 10/1/2015 công ty B phát hiện hợp đồng đã hết hạn nên yêu cầu A nghỉ làm. 

    theo quan điểm của luật sư, có phải luật sư cho rằng công ty A đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật phải k ak.

     
    Báo quản trị |  
  • #420738   05/04/2016

    trangfantasi viết:

    chào luật sư.

    theo em, luật chỉ quy định hết hạn hợp đồng mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký kết hợp đồng mới. nếu k ký kết HĐ mới thì hợp đồng đã ký kết sẽ chuyển đổi theo luật định. 

    luật k hề nói rõ thời điểm nào hợp đồng đã giao kết sẽ chuyển đổi. nên có thể hiểu là ngay khi hết hạn hợp đồng hoặc sau 30 ngày. 

    và thực tế, em có đọc một bài trong tờ báo, có trường hợp tòa sơ thẩm và phúc thẩm có hai cách hiểu khác nhau về quy định này. 

    giả sử. ngày 1/1/2015 hợp đồng hết hạn. A vẫn tiếp tục đi làm cho công ty B. nhưng đến ngày 10/1/2015 công ty B phát hiện hợp đồng đã hết hạn nên yêu cầu A nghỉ làm. 

    theo quan điểm của luật sư, có phải luật sư cho rằng công ty A đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật phải k ak.

    Chào bạn,

    Nếu 1/1/2015 HĐ hết hạn, ngày 2/1/1015 NLĐ tiếp tục đi làm thì các bên đã xác lập 01 HĐLĐ  mới, tuy nhiên, BLLĐ cho thời gian 30 ngày để NSDLĐ suy nghĩ chọn loại HĐLĐ phù hợp. Sau thời hạn đó sẽ áp dụng loại HĐLĐ luật quy định.

    -->  mặc dù chưa ký HĐLĐ mới nhưng nếu cty cho NLĐ nghỉ việc thì phải có lý do theo luật

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #420770   06/04/2016

    liendtm
    liendtm

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 21 lần


    Theo mình hiểu thì khi HĐLĐ tại điểm b và c khoản 1 Điều 22 hết hạn thì HĐLĐ đã chấm dứt theo quy định tại Điều 36 HĐLĐ. Trường hợp HĐLĐ đã hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì lúc này xác lập QHLĐ mới. Thời hạn 30 ngày là thời gian cho 02 bên thương lượng các điều kiện trong HĐLĐ mới. Nếu trong thời gian này mà hai bên chưa ký HĐLĐ mới thì mặc nhiên sẽ chuyển sang các loại hợp đồng theo luật định.

    Ms. DaoLien - Business Law

    Phone No: 0917.33.86.22

    Email : daolienlkd@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn liendtm vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (06/04/2016)
  • #420780   06/04/2016

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình đồng ý với quan điểm thứ 2. 

    Khi hợp đồng lao động có thời hạn sắp hết hạn, trước 15 ngày, NSDLĐ phải thông báo cho NLĐ về thời điểm hết hạn của hợp đồng (ĐIều 47).

    Điều này mặc nhiên (nếu cả 2 bên làm đúng luật) đã xác định hợp đồng cũ hết hạn.

    VIệc tiếp tục làm việc là việc tiếp tục duy trì  Quan Hệ Lao Động  chứ không có nghĩa là duy trì hợp đồng. 

    và thời hạn 30 ngày được luật đặt ra để các bên thương thảo loại hợp đồng lao động cho quan hệ lao động đang được duy trì.

    Nếu mặc nhiên hiểu NGAY KHI thì thời hạn 30 ngày trở lên vô nghĩa bởi các bên đã gần như không còn gì để bàn bạc nữa.

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huannguyen90 vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (06/04/2016)
  • #420789   06/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Theo Tr, do Bộ Luật quy định chưa rõ nên mỗi người có một quan điểm. tuy nhiên, để bảo vệ cho NLĐ tốt hơn thì nên hiểu theo quan điểm thứ nhất. 

    hy vọng sẽ sớm có văn bản hướng dẫn

     
    Báo quản trị |  
  • #420801   06/04/2016

    trangfantasi viết:

    Theo Tr, do Bộ Luật quy định chưa rõ nên mỗi người có một quan điểm. tuy nhiên, để bảo vệ cho NLĐ tốt hơn thì nên hiểu theo quan điểm thứ nhất. 

    hy vọng sẽ sớm có văn bản hướng dẫn

    Chào bạn,

    Tôi thấy Bộ luật lao động quy định khá rõ về vấn đề này. Bạn theo phương án 01 thì bản thân tôi không đồng ý. Pháp luật là để đảm bảo quyền lợi của các bên, việc nghiêng về NLĐ quá nhiều là không công bằng cho NSDLĐ.

    Và chắc là sẽ không có văn bản hướng dẫn điều khoản này,  vì ngay từ những bộ luật trước đây cũng quy định về vấn đề này mà không có văn bản hướng dẫn.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (06/04/2016)
  • #420845   06/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Rep

    Em không có ý chỉ bảo vệ người lao động mà bỏ mặc NSDLD đâu. Ý em chỉ là hiểu theo cách 1 sẽ bảo vệ tốt hơn nld. Tuy nhiên, em vẫn nghĩ luật không hề quy định rõ về việc hết hạn hợp đồng thì hợp đồng chuyển hóa. Theo ls nếu hết hạn hợp đồng Nld vẫn tiếp tục làm việc vậy hai bên phát sinh Hdld mới. Vậy hợp đồng đó là hợp đồng nào. Nếu nói hợp đồng sẽ ký mới trong 30 ngày cũng k chắc. Vì các bên có thể sẽ k ký HD mới. Mà nói hợp đồng đã ký kết cũng k hợp lý. vì nếu HD đã ký kết chuyển đổi luôn thì lỡ hai bên ký HD mới sẽ như thế nào? Không lẽ hợp đồng mới là hợp đồng miệng. Luật lao động lại k công nhận. Đây là quan điểm của em.
     
    Báo quản trị |  
  • #420848   06/04/2016

    trangfantasi viết:
    Em không có ý chỉ bảo vệ người lao động mà bỏ mặc NSDLD đâu. Ý em chỉ là hiểu theo cách 1 sẽ bảo vệ tốt hơn nld. Tuy nhiên, em vẫn nghĩ luật không hề quy định rõ về việc hết hạn hợp đồng thì hợp đồng chuyển hóa. Theo ls nếu hết hạn hợp đồng Nld vẫn tiếp tục làm việc vậy hai bên phát sinh Hdld mới. Vậy hợp đồng đó là hợp đồng nào. Nếu nói hợp đồng sẽ ký mới trong 30 ngày cũng k chắc. Vì các bên có thể sẽ k ký HD mới. Mà nói hợp đồng đã ký kết cũng k hợp lý. vì nếu HD đã ký kết chuyển đổi luôn thì lỡ hai bên ký HD mới sẽ như thế nào? Không lẽ hợp đồng mới là hợp đồng miệng. Luật lao động lại k công nhận. Đây là quan điểm của em.

    Chào bạn,

    Ai cũng có quan điểm riêng của mình, điều đó rất đáng tôn trọng. Ở đây chúng ta chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi :)

    KHi NLĐ tiếp tục làm việc thì đã phát sinh HĐLĐ mới, bạn không nên quan tâm nó là loại HĐLĐ gì vì không cần thiết. Bởi, trong 30 ngày 2 bên sẽ được quyền lựa chọn loại HĐ giao kết, hết 30 ngày tự chuyển hoá thôi.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #420850   06/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Rep

    Chào luật sư Đúng là mỗi người đều có một quan điểm. Không thể bắt người khác thuận theo ý mình được. Ls đứa ra ý kiến đóng góp là điều thật sự đáng quý với em. Nhưng mà em vẫn thấy điều luật đó có chỗ thiếu sót. Nếu không xác định rõ, em thấy khoảng thời gian 30 ngày bị bỏ lọt. Việc không xác định được loại HD trong thời gian đó cũng sẽ gây ra vướng mắc nếu tranh chấp xảy ra. Tại em chỉ đứng trên góc nhìn học thuật để xem xét. Đối với thực tiễn xét xử vẫn chỉ tiếp xúc qua sách báo. Nên nếu được ls chia sẻ kinh nghiệm thì hay quá rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #420939   07/04/2016

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    Chào bạn, 

    Theo mình thì TH này thì quan điểm thứ 2 của bạn là hợp lý.

    30 ngày theo mình là thời gian giao kết hợp đồng chứ không phải thực hiện HĐLĐ nên không thể xác định được loại hợp đồng ở đây. Nếu trong hai bên thỏa thuận được hoặc NSDLĐ không có ý kiến j thì HĐLĐ mới sẽ được xác lập. Còn nếu 2 bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ sẽ ưu cầu NLĐ nghỉ việc. (Hợp tình hợp lý thì NSDLĐ trả lương cho những ngày NLĐ làm việc)

    Nhưng trên thực tế thì trường hợp này cũng rất ít. Bởi vì vấn đề chấm dứt HĐLĐ còn liên quan đến tiền lương, chốt hoặc đóng tiếp bảo hiểm. Thường thì trước khi hết thời hạn  HĐLĐ thì hai bên đã thỏa thuận với nhau trước. Theo Khoản 1 Điều 47 BLLĐ thì: "Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động".

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhchichhlu vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (08/04/2016)