Các hình thức ly hôn và sự khác biệt

Chủ đề   RSS   
  • #498496 01/08/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    Các hình thức ly hôn và sự khác biệt

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Pháp luật quy định về hai trường hợp ly hôn là Thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn). Hai trường hợp này có sự khác biệt co bản như sau:

     

    Thuận tình ly hôn

    Đơn phương ly hôn

    Khái niệm

    Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn, đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, chia tài sản, nuôi con và giải quyết nợ chung và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó.

    Đơn phương ly hôn được hiểu là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng) và bên kia không đồng ý ly hôn  hoặc không ký vào đơn xin ly hôn.

     

    Bản chất

    Là việc dân sự, không có tranh chấp, hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và cùng ký tên vào đơn yêu cầu tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn

    Là vụ án dân sự, có tranh chấp xảy ra, một bên vợ hoặc chồng tự yêu cầu tòa án cho ly hôn và chỉ cần chữ ký của người này

    Hòa giải

    Các phiên hòa giải có sự tham gia của Viện kiểm sát. Nếu vắng VKS thì phiên tòa hòa giải tạm hoãn, thời gian tố tụng kéo dài

    Các phiên hòa giải không cần sự tham gia của VKS. Nếu tại phiên hòa giải, vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn thì tòa lập biên bản hòa giải thành và công nhận thỏa thuận ly hôn của vợ chồng.

    Điều kiện ly hôn

    Cả vợ và chồng đều đồng ý ký vào đơn xin ly hôn

    Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc:

    - Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    - Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

     

    Sự tham gia của vợ và chồng

    Cả vợ và chồng phải cùng tham gia các phiên hòa giải, lấy lời khai và không thể ủy quyền cho người khác

    Mẫu đơn xin ly hôn

    Đơn xin công nhận thuận tình ly hôn

    Đơn xin ly hôn

    Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    Tòa án nơi vợ chồng cư trú

    Tòa án nơi bị đơn cư trú

    Hiệu lực thi thành bản án ly hôn của Tòa án

    sau 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành và hai bên vợ chồng không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày kí, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc nhận được bản án.

     

     
    10957 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498497   01/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14962)
    Số điểm: 99990
    Cảm ơn: 3501
    Được cảm ơn 5364 lần


    Nội dung về hòa giải thấy nó có gì đó kỳ kỳ 

     
    Báo quản trị |  
  • #501323   01/09/2018

    Thực tế thì thuận tình ly hôn thủ tục giải quyết sẽ nhanh hơn. Nhưng điều kiện tiên quyết là cả hai vợ chồng đều có mong muốn ly hôn và hợp tác với nhau trong việc thực hiện thủ tục. Đơn phương ly hôn thì sẽ lâu và rắc rồi hơn vì một bên thường sẽ không hợp tác, tòa phải mời nhiều lần mới có mặt để giải quyết hoặc không xuất hiện, để tòa giải quyết theo thủ tục vắng mặt.

     
    Báo quản trị |