Các hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #611899 24/05/2024

    Các hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài

    Sử dụng lãng phí các khoản viện trợ được nhận từ nước ngoài có bị xem là hành vi cấm không? Hồ sơ của các chương trình, dự án cần nộp dể được phê duyệt bao gồm những hồ sơ nào?

    1. Các hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2015/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ như sau:

    1. Sử dụng viện trợ để phục vụ mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.

    2. Sử dụng viện trợ để tìm kiếm lợi nhuận phân chia, tư lợi cá nhân, không vì mục đích nhân đạo, phát triển kinh tế xã hội, không vì lợi ích cộng đồng.

    3. Các hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng viện trợ.

    Theo đó, lãng phí trong sử dụng viện trợ được xem là hành vi cấm trong việc sử dụng viện trợ.

    2. Hồ sơ  của chương trình có sử dụng khoản viện trợ

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 80/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ khoản viện trợ như sau:

    Hồ sơ khoản viện trợ được lập thành 6 bộ, các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt đã được công chứng kèm theo.

    Hồ sơ chương trình, dự án gồm các tài liệu sau:

    - Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án;

    - Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ.

    - Văn kiện chương trình, dự án;

    - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài).

    Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

    Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực;

    Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao có chứng thực giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức.

    Theo đó hồ sơ chương trình, dự án cần gửi về thẩm duyệt sẽ bao gồm các hồ sơ như trên.

    3.Nội dung của Quyết định phê duyệt liên quan đến viện trợ

    Căn cứ Điều 11 Nghị định 80/2015/NĐ-CP quyết định phê duyệt gồm những nội dung chính sau:

    - Tên chương trình, dự án, phi dự án;

    - Tên cơ quan chủ quản, chủ khoản viện trợ; Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài;

    - Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản viện trợ; đối với khoản viện trợ phi dự án bằng hàng hóa, hiện vật kèm theo Danh mục hàng hóa, hiện vật.

    - Thời gian và địa điểm thực hiện;

    - Tổng vốn của chương trình, dự án hoặc khoản viện trợ phi dự án (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng); vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, thực hiện, vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tài trợ quản lý, thực hiện;

    - Cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản viện trợ: thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

    - Phương thức quản lý thực hiện.

    Đồng thời trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ, cơ quan chủ quản thông báo cho Bên cung cấp viện trợ về quyết định phê duyệt khoản viện trợ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản để giám sát và phối hợp thực hiện.

    Theo đó quyết định được phê duyệt sẽ có đầy đủ các nội dung như trên.

     
    50 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận