Các giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của vợ và chồng

Chủ đề   RSS   
  • #520757 14/06/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 90 lần


    Các giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của vợ và chồng

    >>> 02 trường hợp vợ/chồng được tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung

    >>> Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

    >>> Cách chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng

    Trong suốt đời sống hôn nhân thì việc vợ, chồng thực hiện các giao dịch dân sự để phục vụ cho đời sống gia đình là không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ / chồng cũng có thể tự mình quyết định thực hiện việc giao dịch mà theo quy định của pháp luật thì một số giao dịch cần có sự đồng ý của vợ và chồng.

    Các giao dịch khi thực hiện cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng:

    1. Giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ / chồng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình (Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014);

    2. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

    - Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng có thể là tài sản chung của vợ chồng, không phải tài sản riêng của vợ / chồng như: nhà thuê… thì cần có sự thỏa thuận đồng ý của vợ và chồng.

    - Trừ trường hợp, nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó, không cần sự đồng ý của bên còn lại nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

    3. Giao dịch liên quan đến một số tài sản chung của vợ chồng

    Căn cứ vào Điều 29, Điều 30, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

    - Các giao dịch về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng sẽ do vợ chồng thỏa thuận (tức có sự đồng ý của cả hai).

    Trừ trường hợp, sử dụng tài sản chung thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì không cần có sự thỏa thuận của vợ chồng. Ví dụ như: việc mua sắm đồ gia dụng thiết yếu: bếp, xoong, chảo… thì không cần thỏa thuận với người còn lại. Nhưng nếu bạn dùng tiền mua thêm nhà, xe.. thì phải cần có sự đồng ý của bên còn lại.

    - Các giao dịch liên quan đến tài sản chung sau:

      + Bất động sản: nhà cửa, đất đai…;

      + Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu như: tàu biển, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, phương tiện giao thông cơ giới, tàu cá, phương tiện giao thông đường sắt, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

      + Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

    Việc định đoạt các tài sản này phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Ví dụ như: bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán xe ô tô… cần có sự đồng ý, thỏa thuận bằng văn bản của vợ và chồng.

    Như vậy, khi đã kết hôn thì bạn cần bàn bạc và có sự đồng ý của vợ / chồng mình khi thực hiện các giao dịch trên nhé.

    Cập nhật bởi shinichi45 ngày 14/06/2019 10:58:04 SA Cập nhật bởi shinichi45 ngày 14/06/2019 10:49:07 SA
     
    10903 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    admin (20/06/2019) ThanhLongLS (14/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận