Các biện pháp thực thi quyền Sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #300174 01/12/2013

    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (115)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Các biện pháp thực thi quyền Sở hữu trí tuệ

     

     

    Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), Chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng các biện pháp dân sự, hành chínhhoặc hình sự, 

    hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền. 

     

    Mối quan hệ giữa các biện pháp thực thi

     

    1. Mối quan hệ giữa (1) biện pháp dân sự với (2) hành chính, (3) hình sự và (4) biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT:

    - Trong trường hợp bên xâm phạm quyền SHTT đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự thì chủ thể quyền hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có thể khởi kiện người có hành vi xâm phạm tại Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    - Khi áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT, cơ quan Hải quan phát hiện có hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, cơ quan Hải quan thực hiện việc thông báo để chủ thể thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án hoặc có đơn yêu cầu cơ quan xử lý bằng biện pháp hành chính (trong trường hợp này, chủ thể quyền vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại).

    2. Mối quan hệ giữa (2) biện pháp hành chính với (3) hình sự và (4) biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT.

    - Trong quá trình xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính, nếu có dấu hiệu tội phạm về xâm phạm quyền SHTT thì cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý.
    - Trong trường hợp người xâm phạm quyền SHTT đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại quyết định định chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, nếu hành vi xâm phạm quyền đó có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính xử phạt vi phạm hành chính.
    - Khi áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT, trong trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện có hàng hoá xâm phạm SHTT, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tới chủ thể quyền để chủ thể quyền thực hiện việc đề nghị cơ quan Hải quan xử lý hành chính đối hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền (trong trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về s
    ở hữu trí tuệ, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý ngay)

    3. Mối quan hệ giữa (3) biện pháp kiểm soát hàng hoá, xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT và (4) biện pháp hình sự.

    Quy định pháp luật hiện nay không nêu rõ mối liên hệ trực tiếp giữa (3) biện pháp kiếm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT và (4) biện pháp hình sự. Biện pháp kiếm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quyền, khi phát hiện có hàng hoá xâm phạm, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng biện pháp hành chính để xử lý (nếu được chủ thể quyền yêu cầu, trừ trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về SHTT, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý ngay). Trong quá trình xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền SHTT, cơ quan hải quan có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý bằng biện pháp hình sự.

     

    VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỊNH SHTT, ĐẠI DIỆN SHTT VÀ CƠ QUAN XÁC LẬP QUYỀN TRONG THỰC THI QUYỀN SHTT

    1. Vai trò của giám định SHTT

    Giám định về SHTT có vai trò hỗ trợ cho các lực lượng thực thi quyền SHTT trong việc đánh giá, kết luận về:
    - Tình trạng pháp lý, khả năng bảo hộ đối tượng quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT được bảo hộ;
    - Xác định các chứng cứ để tính mức độ thiệt hại;
    - Xác định yếu tố xâm phạm quyền, sản phẩm /dịch vụ xâm phạm, yếu tố là căn cứ để xác định giá trị đối tượng quyền SHTT được bảo hộ, đối tượng xâm phạm; 
    - Xác định khả năng chứng minh tư cách chủ thể quyền, chứng minh xâm phạm, hàng hoá xâm phạm hoặc khả năng chứng minh ngược lại của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng trong vụ tranh chấp hoặc xâm phạm.
    Bản Kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định hoặc giám định viên là một trong những nguồn thông tin, tài liệu tham khảo để các cơ quan thực thi kết luận có hay không hành vi xâm phạm quyền SHTT.
    Việc yêu cầu giám định có thể được thực hiện bởi chủ thể quyền, các tổ chức, cá nhân liên quan và các cơ quan thực thi khi cần thiết.

     

    Hoạt động giám định được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.

    2. Vai trò của đại diện SHTT

    Đại diện SHTT là một dịch vụ do tổ chức, hoặc cá nhân thực hiện nhằm đại diện cho chủ thể quyền, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể quyền SHTT và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh hoặc các thông tin về hành vi xâm phạm quyền SHTT chủ thể quyền mà mình đang là đại diện, có trách nhiệm giải trình làm rõ các nội dung liên quan đến yêu cầu xử lý trước các cơ quan thực thi.

    3. Vai trò của cơ quan xác lập quyền:

    Cơ quan quản lý nhà nước về SHTT (Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng) không trực tiếp thực hiện các biện pháp thực thi quyền SHTT, song đây là các cơ quan chuyên môn, trong nhiều trường hợp các cơ quan này sẽ cung cấp các ý kiến để giúp các cơ quan thực thi kết luận về việc có hay không có hành vi xâm phạm quyền SHTT.
    Việc cung cấp ý kiến chuyên môn tương tự như giám định SHTT nhưng được thực hiện bởi cơ quan xác lập quyền và chỉ có cơ quan thực thi mới có quyền được lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan này. Các cơ quan xác lập quyền không cung cấp ý kiến chuyên môn cho chủ thể quyền hoặc các tổ chức, cá nhân liên quan khác.

     

     

     
    10382 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301351   08/12/2013

    nguoiradi1
    nguoiradi1

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Bài viết rất hay. Cám ơn luật sư

    Dịch vụ đăng ký thương hiệu - dang ky thuong hieu - đăng ký nhãn hiệu - dang ky nhan hieu - đăng ký bảo hộ thương hiệu - dang ky bao ho thuong hieu nhanh chóng

     
    Báo quản trị |  
  • #301544   09/12/2013

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    QUá tuyệt, tôi xin phép được cóp lên blog cá nhân của tôi !

     
    Báo quản trị |  
  • #337069   05/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp

     

    Để hiểu rõ về đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp, Thông tư 01 đã quy định cụ thể như sau:

     


    a) Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để khi kết hợp với các đặc điểm (dấu hiệu) khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để tạo thành kiểu dáng công nghiệp đó.



    b) Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp:



    (i) Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ: hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc...).


    (ii) Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt và khi không có mặt yếu tố đó; ví dụ: sự thay đổi một hình khối, đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, do đó hình khối, đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối, đường nét cũ).


    (iii) Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm.


    (iv) Các dấu hiệu được gắn, dán... lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng... sản phẩm đó; ví dụ: các từ ngữ trên nhãn hàng hoá.


    (v) Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự.



    c) Đặc điểm tạo dáng cơ bản và đặc điểm tạo dáng không cơ bản.



    Đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết/ghi nhớ, cần và đủ để xác định kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp khác dùng cho sản phẩm cùng loại.


    Đặc điểm tạo dáng không đáp ứng điều kiện trên gọi là “đặc điểm tạo dáng không cơ bản.

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |