Theo quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì các chủ thể có quyền đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật về quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
– Người có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Theo đó, nếu trường hợp cá nhân thuộc các trường hợp này thì sẽ được đăng ký sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp cá nhân đại diện cho công ty (thuộc chủ thể đăng ký sở hữu công nghiệp) thì phải có văn bản ủy quyền, vì công ty luôn bắt buộc có người đại diện hợp pháp khi đăng ký doanh nghiệp. Do đó, cá nhân không thuộc công ty, không phải người đại diện hợp pháp của công ty thì không đại diện công ty đăng ký quyền sở hữu công nghiệp được nếu không có văn bản ủy quyền của Công ty hoặ người đại diện pháp luật của công ty.