Cá nhân có thể có quyền sở hữu trực thăng không?

Chủ đề   RSS   
  • #583250 30/04/2022

    Cá nhân có thể có quyền sở hữu trực thăng không?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 68/2015/NĐ- CP quy định về yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tích tàu bay:
    1. Yêu cầu về đăng ký quốc tịch tàu bay
    a) Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tàu bay được thuê - mua hoặc thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
    b) Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
    2. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam
    a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài;
    b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê - mua hoặc thuê tàu bay;
    c) Đối với tàu bay đã qua sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về tuổi của tàu bay theo quy định của pháp luật.
    d) Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
    3. Điều kiện tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam
    Tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam nếu tàu bay đó đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.
    4. Người có quyền đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay, bao gồm:
    a) Chủ sở hữu tàu bay;
    b) Người thuê – mua tàu bay, người thuê tàu bay (sau đây gọi chung là người thuê tàu bay).
     
    Theo quy định trên cá nhân Việt Nam được quyền sở hữu tàu bay.
     
    Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 định nghĩa về tàu bay như sau:
    1. Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
    Theo căn cứ trên thì cá nhân Việt Nam được quyền sở hữu trực thăng.
    Bằng chứng thức tế cá nhân có thể sở hữu trực thăng đó là, tỷ phú Trần Đình Long đã  sử dụng trực thăng EC 135P2i được mua vào năm 2010.
    Trân trọng!
     
     
    1928 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tathao123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583491   30/04/2022

    Cá nhân có thể có quyền sở hữu trực thăng không?

    Việc sở hữu một tài sản, phương tiện giao thông là quyền lợi của mỗi cá nhân, miễn là không phải những mặt hàng cấm tại Việt Nam. Tuy nhiên việc sở hữu không đồng nghĩa với việc được tự do bay lại trên không phận Việt Nam, mà phải tuân thủ các quy định trong việc bay. Việt Nam không hạn chế cá nhân sở hữu nhưng để được bay, mỗi chiếc phi cơ riêng phải qua những kỳ sát hạch rất gắt gao.

     
    Báo quản trị |