Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #600151 15/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2157)
    Số điểm: 75314
    Cảm ơn: 65
    Được cảm ơn 1601 lần


    Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

    Người dân thường được biết đến họp báo như là họp báo ra mắt phim mới, họp báo của những nghệ sĩ nổi tiếng hay của các cơ quan chức năng, tuy nhiên vấn đề được đặt ra rằng “Liệu cá nhân có được tổ chức họp báo hay không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?” Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bạn đọc.

    Ai có quyền tổ chức họp báo?

    Theo Điều 41 Luật báo chí 2016 quy định: Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

    Mục đích tổ chức họp báo để truyền thông, quảng cáo nhằm đánh bóng thương hiệu của mình, công chúng sẽ biết đến mình nhiều hơn, đồng thời củng cố, tạo niềm tin với đối tác và người tiêu dùng; cũng là cơ hội để họ có thể mời gọi đầu tư, hợp tác.

    Điều kiện xin phép tổ chức họp báo

    Theo quy định tại Luật báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn thì:

    - Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 (hai mươi tư) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau:

    + Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;

    + Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.

    - Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.

    - Đối với họp báo trong nước: Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông.

    - Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội khi họp báo có mời công dân Việt Nam tham dự thì thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở Ngoại vụ.

    - Đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài họp báo ở địa phận nào thì đăng ký bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất trước 48 giờ.

    Nội dung thông báo gồm những gì?

    Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo những nội dung sau đây:

    - Địa điểm họp báo;

    - Thời gian họp báo;

    - Nội dung họp báo;

    - Người chủ trì họp báo.

    Nếu không nhận được văn bản phản hồi của CQCN, cá nhân có được tổ họp họp báo không?

    Theo đó, khi công dân báo trước bằng văn bản xin phép tổ chức họp báo thì Sở TT&TT phải có trách nhiệm trả lời công dân về việc tổ chức họp báo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản, nếu không trả lời nghĩa là công dân được họp báo theo dự kiến. 

    Trường hợp không đồng ý, cơ quan chức năng phải chứng minh công dân có hành vi vi phạm theo Điều 9 Luật Báo chí. Khi bị từ chối, công dân có quyền khiếu nại.

    Ngoài ra, khi tổ chức họp báo, công dân phải đảm bảo đúng thời gian, địa điểm, nội dung đã được Sở TT&TT phê duyệt hoặc đã đăng ký với đơn vị này (trường hợp chưa được đồng ý). 

    Nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về họp báo.

    Thủ tục lấy giấy phép tổ chức họp báo

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Thành phần hồ sơ bao gồm:

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận thành lập.

    - Văn bản của cá nhân, Công ty, Doanh nghiệp xin phép họp báo ghi rõ:

    + Ngày, giờ họp báo ; Nội dung họp báo

    + Địa điểm tổ chức họp báo

    + Thành phần tham dự

    + Người chủ trì họp báo, chức danh người chủ trì

    + Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật,…

    - Chương trình họp báo và danh sách cơ quan báo chí tham gia.

    - Hai thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền Thông đến tham dự buổi họp báo

    - Thông cáo báo chí.

    Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

    Việc nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện

    Thẩm quyền giải quyết hồ sơ:

    - Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục báo chí)

    - Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin)

    Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    Bước 3: Nhận kết quả

    Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận trả kết quả của cơ quan đã nộp hồ sơ.

     
    113 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (17/03/2023) ThanhLongLS (15/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600246   19/03/2023

    Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Như vậy, cá nhân có thể tự tổ chức họp báo, nhưng cần đáp ứng đủ các điều kiện để tổ chức họp báo và phải nhận được văn bản phản hồi của CQCN cho phép họp báo.

     
    Báo quản trị |  
  • #600260   20/03/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Trường hợp tổ chức họp báo mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #600264   20/03/2023

    Changchang0212
    Changchang0212

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

    Cảm ơn bài viết của tác giả về vấn đề này. Mình có quan điểm như sau: Theo Hiến pháp 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như vậy, Hiến pháp đã quy định rất rõ nhưng tinh thần thực hiện thì người dân chưa nắm được. Việc cụ thể hóa hiến pháp bằng các văn bản luật, phổ biến pháp luật để người dân có thể biết được quyền hạn của mình vẫn chưa thật sự đi vào đời sống.

     
     
    Báo quản trị |