Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều tỷ lệ khác nhau cho từng thành viên ở doanh nghiệp cổ phần. Việc thay đổi chủ sở hữu cổ phần đa phần là phụ thuộc vào mức giá lên xuống của cổ phiếu.
Thông thường việc chuyển nhượng cổ phần cũng làm phát sinh giá trị tài sản cho người nhận, không chỉ là các tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai hay tiền, kim khí quý mà cổ phần doanh nghiệp cũng được xem là một loại tài sản mà người nhận cũng cần thực hiện đóng thuế TNCN.
Đóng thuế từ thu nhập chuyển nhượng vốn
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật hiện hành thì chuyển nhượng cổ phần cũng được tính là thuế thu nhập đối với cá nhân.
Xử lý cá nhân chậm nộp thuế khi nhận chuyển nhượng vốn
Theo quy định trên thì người nhận chuyển nhượng cổ phần phải đóng thuế TNCN, trường hợp cá nhân cố tình nộp thuế chậm sẽ được căn cứ theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 và xử lý như sau:
Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn, thời hạn ghi trong thông báo, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế khai bổ sung mà làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn.
Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ.
Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu.
Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế còn quy định cụ thể mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
- Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
Xử phạt người quá hạn nộp thuế
Trường hợp quá hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện dù đã được thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP với các khung như sau:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt 2 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày - 30 ngày.
Phạt 5 triệu đồng - 8 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày - 60 ngày.
Phạt 8 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày - 90 ngày.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phạt 15 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế.
Ngoài ra, buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và buộc nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần mà có phát sinh tài sản cho người nhận thì phải thực hiện nghĩa vụ khai thuế và đóng thuế TNCN cho cơ quan thuế. Trường hợp mà người nhận có nghĩa vụ phải nộp do nhận vốn mà quá hạn nộp thì có thể bị xử phạt lên đến 25 triệu đồng.