Buôn thịt "lậu" bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #609675 18/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Buôn thịt "lậu" bị xử phạt thế nào?

    Sáng ngày 18/3, theo thông tin của báo Thanh niên, “heo lậu lại tràn về”. Có thể nói, đây là một thông tin gây bất an dành cho người tiêu dùng và cả những chủ trại nuôi heo trong nước. Vậy pháp luật có quy định như nào về vấn đề buôn thịt “lậu”, hành vi ấy bị xử phạt ra sao?

    1. Sự nguy hiểm của thịt “lậu”

    Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định: Tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.

    Đối với hàng hóa là “thịt”, từ lâu câu chuyện về an toàn thực phẩm của các lô hàng thịt nhập đã gây ám ảnh không ít tới người tiêu dùng. Không chỉ heo, mà bò, gà và cả những thực phẩm khác đều có thể là sản phẩm được nhập lậu về hàng loạt.

    Điều này là một “cú đánh lớn” vào cả người tiêu dùng lẫn những chủ trại trong nước:

    Thứ nhất, thịt “lậu” ồ ạt tràn về gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. 

    Thứ hai, việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm đối với thịt “lậu” là không thể, từ đó đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

    2. Hành vi buôn thịt “lậu” bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu:

    - Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

    + Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

    + Mức cao nhất có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

    - Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại trên, trong các trường hợp sau đây:

    + Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    + Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

    + Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

    - Các mức phạt tiền quy định trên cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

    + Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

    + Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

    + Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

    + Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm 

    + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định trên.

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 188 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định về tội buôn lậu:

    - Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”;

    - Mức phạm tội cao nhất có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    + Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Xem chi tiết tại: Điều 188 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Xét thấy các quy định trên và xét theo tình hình thực tế, thông thường những lô thịt “lậu” có giá trị rất lớn, nên hoàn toàn có thể bị xử phạt theo mức nhẹ nhất là 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, mức nặng nhất 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

    Như vậy, tùy vào mức độ mà hành vi buôn  thịt "lậu" có thể bị xử phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tù hoặc 50.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng. Ngoài ra việc buôn lậu thịt như thế có nguy cơ gây ca các vấn đề như mất an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường, gây ngộ độc, thậm chí có thể gây chết người đối với người tiêu dùng,... Do đó đây là hành vi đáng lên án và cần được nhà nước nghiêm trị.

     
    212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận