“Bùng hàng” của shipper, coi chừng trách nhiệm pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #528419 17/09/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 489 lần


    “Bùng hàng” của shipper, coi chừng trách nhiệm pháp lý

     

    Mạng xã hội gần đây liên tục đăng tải một số vụ việc khách hàng đặt đồ ăn qua các ứng dụng giao nhận thức ăn nhanh đã có hành vi “bùng hàng” shipper gây bức xúc, phẫn nộ cộng đồng. Câu hỏi đặt ra, pháp luật hiện nay liệu đã có quy định nào xử lý đối với hành vi bom hàng như trên không?

    Xét dưới góc độ pháp lý, khi khách hàng đặt đồ ăn qua ứng dụng và đơn hàng đã được xác nhận thì tiếp đến sẽ là giai đoạn nhân viên giao hàng tiến hành vận chuyển. Khi đó, khách hàng và nhân viên giao hàng đã xác lập một quan hệ của hợp đồng vận chuyển tài sản theo Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”.

    Trong đó, đơn hàng mà khách hàng đã đặt trên ứng dụng chính là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng giữa hai bên. Do vậy, trường hợp khách hàng không nhận hàng được coi như là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Pháp luật quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. “

    Với quy định trên, chúng ta cần chia 02 trường hợp để xử lý:

    - Trường hợp nhân viên vận chuyển có vi phạm hợp đồng: giao sai địa điểm, giao sai/không đầy đủ hàng,… thì khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng vận chuyển bằng việc không nhận hàng mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    - Trường hợp khách hàng bùng đơn khi nhân viên vận chuyển không có vi phạm và không thông báo thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ở đây là trái quy định pháp luật. Do vậy, khách hàng có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại . Thiệt hại ở đây chính là hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển mà khách hàng đã từ chối nhận và chi phí liên qua. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ áp dụng theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần tùy theo sự thỏa thuận.

     

     
    2112 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532017   30/10/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Cái này cũng khó mà thực hiện được, nhiều người coi việc bùng hàng là trò đùa, dùng sim giả với địa chỉ giả, chỉ cần ngồi ở quán cafe đặt món lại địa chỉ nào đó thì khó mà truy ra được là ai. Bởi vậy việc bắt những người này là cả một vấn đề.

     
    Báo quản trị |