BT tình huống về luật ngân sách nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #516627 08/04/2019

    BT tình huống về luật ngân sách nhà nước

    Mọi người ơi mình có bài tập về luật tài chính, mình đăng không nhằm mục đích hỏi bài mà mình đang cảm thấy rất rối nên nhờ mọi người cùng gỡ để mình tự hoàn thành
    ___________________________________

    Ngày 27/5/2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định 112 phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005. Mục tiêu của Đề án là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động; thúc đẩy việc hiện đại hóa công nghệ hành chính, thực hiện tin học hóa các quy trình phục vụ nhân dân trong các dịch vụ công.

    Theo Bản kết quả kiểm toán Đề án 112, tổng kinh phí đã sử dụng cho Đề án là 1.159,636 tỷ đồng trên tổng kinh phí được cấp phát là 1.534,325 tỷ đồng (kinh phí chưa sử dụng là 374,689 tỷ đồng).

    Căn cứ đề phân bổ ngân sách của đề án là tốc độ giải ngân của từng đề án. Về nguyên tắc, phải phân bổ theo dự toán và quyết định đầu tư, nhưng Chính phú đã phối hợp với Bộ kế hoạch đầu tư đề ra rằng ở đâu tiêu tiền nhanh thì ở đó sẽ được cấp thêm tiền Dự án, xin ít nhưng lại được cấp nhiều.

    Trên thực tế có 116 đơn vị đầu mối được cấp vốn đầu tư (64 đơn vị tỉnh thành và 52 bộ ngành), có 43 đơn vị được cấp vượt mức tổng đầu tư của đề án được thẩm định. Số tiền này lên tới 109,728 tỷ đồng.

    Nhiều hợp đồng của Đề án chưa có đơn giá, định mức chi, nhưng vẫn được Ban điều hành chi 140 tỉ đồng. Khoản tiền đầu tư vào các hạng mục vô hình, khó nghiệm thu, khó kiểm tra là đào tạo cán bộ ứng dụng tin học: 103,848 tỷ đồng, đào tạo quản trị mạng 17,3 tỉ đồng và triển khai dịch vụ cơ bản 15,5 tỉ đồng.

    Ban điều hành ký nhiều hợp đồng sai nguyên tắc như tổ chức, theo dõi, giám sát và đánh giá các khóa huấn luyện và ứng dụng công nghệ thông tin của Đề án 112, hay triển khai thí điểm trung tâm tích hợp dữ liệu với dịch vụ thư điện tử.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cần phê duyệt dự án thiết kế kỹ thuật dự toán hay kế hoạch đấu thầu thì đã chỉ định thầu, đấu thầu. Tại Cần Thơ, Đồng Nai và nhiều địa phương khác cũng tổ chức phân chia gói thầu nhằm theo số tiền được nhận. Nhiều công việc được lặp đi lặp lại trong các gói thầu, làm một lần nhưng tính tiền 2, 3 lần. Yên Bái thì chỉ định thầu không cần thủ tục đấu giá, ko cần báo giá hay chào hàng giá cạnh tranh, thậm chí không xem xét tư cách pháp nhân của đơn vị nhận thầu.

    Hỏi: Xác định mối quan hệ giữa các chủ thể trong sử dụng ngân sách trung ương?

    Thực sự là mình chưa hiểm nội dung câu hỏi lắm, mong mọi người giúp đỡ

     
    2811 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận