Brexit là gì?
Brexit là một từ ghép từ hai từ Britain (Br) và Exit, với ý nghĩa muốn nói tới việc Vương quốc Anh có thể rời khỏi liên minh châu Âu (EU).
Trong nhiều thập kỉ, các chính trị gia Anh đã có thái độ khinh thị đối với EU, trong gian đoạn đó cũng rộ lên chủ nghĩa “Hoài nghi châu Âu” và càng ngày càng phát triển. Cho đến năm 2010, ở nước Anh đã có nhiều luồng ý kiến dư luận từ chính những người dân cho rằng nước Anh nên rời khỏi liên minh châu Âu. Cho đến đầu năm 2013, Thủ tướng Anh – David Cameron hứa sẽ cho trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại liên minh châu Âu vào năm 2017. Tuy nhiên cho đến nay, ngày trưng cầu dân ý đã được lùi lại và sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 sắp tới. Đây có thể xem là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nước Anh nói riêng, của liên minh châu Âu và cho cả nền kinh tế thế giới nói chung.
Vương quốc Anh và EU – “Cuộc hôn nhân không hạnh phúc”
Một cách ví von khá thú vị đã được hãng tin Reuters đưa ra khi nói về mối quan hệ gữa Anh và EU. Quay lại lịch sử, việc nước Anh xin tham gia vào cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1973 (ECC) tiền thân của EU bây giờ cũng diễn ra không như mong muốn. Với nỗi lo về sự suy thoái kinh tế thoáng qua, với một sự do dự, không dứt khoát, nước Anh đã vào ECC với trạng thái có thể nói là “miễn cưỡng”.
Khi tham gia vào liên minh châu Âu, nước Anh đã không thông qua sử dụng đồng tiền chung là Euro mà quyết định sử dụng đồng Bảng Anh của riêng mình, với những nguy cơ mất tự chủ về quyền phát hành tiền tệ bởi những tác nhân bên ngoài, có thể nói đây là một quyết định hợp lý đối với nước Anh. Tuy nhiên nó đã đẩy khoảng cách giữa nước Anh và đồng minh ra xa hơn trong một khối chung tập thể. Ngoài ra, nước Anh cũng không thông qua Hiệp ước Schengen về quyền tự do đi lại giữa các nước châu Âu.
Tham gia EU một cách miễn cưỡng, ở trong EU tuy nhiên lại có những chính sách riêng biệt và cho đến nay, người dân Anh đã và đang có ý kiến đòi rời khỏi EU một cách mạnh mẽ với số lượng biểu quyết càng ngày càng tăng và dưới một số thống kê thì số người đồng ý Anh rời EU đang chiếm lợi thế (lên tới 51-60%). Chính vì vậy, nói quan hệ giữa nước Anh và EU là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc cũng là hợp lý.
Đâu là nguyên nhân khiến đa số người dân Anh muốn rời khỏi EU?
Đầu tiên là cuộc khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp. Như chúng ta đã biết, để chi trả cho các hoạt động nhằm tổ chức Thế vận hội 2004, Hy Lạp đã chi tiêu vượt mức cho phép, khiến cho cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng, thâm hụt kinh tế kéo dài đến gian đoạn 2009 -2010 thì Hy Lạp chính thức tuyên bố phá sản. Trong bối cảnh đó, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và đặc biệt là Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã buộc phải chi một số tiền khổng lồ cho Hy Lạp để tránh “hiệu ứng domino” về sự sụp đổ kinh tế cho cả EU. Hàng năm, nước Anh là một trong những nước đóng góp cho EU nhiều nhất, mỗi năm Anh phải chi khoảng 8 tỉ Bảng cho quỹ chung của EU. Với việc phải chi quá nhiều tiền nhằm mục đích để giải cứu cho đồng minh đã khiến người dân nước Anh cảm thấy khó chịu. Nước Anh là một nên kinh tế lớn thứ 5 thế giới, họ hoàn toàn có thể độc lập và phát triển, tuy nhiên phải mất một khoảng tiền quá lớn cho EU cụ thể là cho Hy Lạp khiến họ cảm thấy không hài long. Điều đó dẫn đến chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu ngày càng phát triển mạnh.
Thứ hai là vấn đề nhập cư. Chính phủ Anh không muốn cho những người nhập cư từ những nước EU khác hưởng những phúc lợi xã hội tương tự như người bản địa, ví dụ như việc giảm thuế cho người thu nhập thấp trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, quy định này vấp phải nhiều sự phản đối từ các nước EU trong đó có Ba Lan, Đức và Séc là những nước phản đối mạnh mẽ nhất. Điều đó đã góp phần đẩy mâu thuẫn giữa Anh và EU lên một mức cao và nóng hơn.
Thứ ba là chủ nghĩa khủng bố đang tràn vào châu Âu một cách khó kiểm soát. Hàng loạt những vụ tấn công trên đường phố tại Pháp, Bỉ đã khiến người dân Anh lo sợ. Đặc biệt là khi người tị nan Syria đang kéo ngày càng nhiều đến châu Âu. Họ lo sợ rằng, những kẻ khủng bố sẽ núp dưới hình dạng của những người tị nạn và đến với Anh một cách dễ dàng, và vụ tấn công tại Paris đêm 13 tháng 11 năm ngoái là giọt nước làm tràn ly, nó đã khiến nỗi sợ hãi của người dân Anh lên tới đỉnh điểm.
Thứ tư, nước Anh muốn có một sự tự chủ hoàn toàn trong kinh tế. Họ muốn giao dịch một cách dễ dàng với các đối tác đến từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… một cách dễ dàng mà không vướng bất cứ rào cản nào. Đặc biệt trong bối cảnh, sản lượng xuất khẩu của Anh sang các nước EU đã giảm mạnh từ 55% xuống còn 45% trong vòng 10 năm trở lại đây.
Nước Anh là một nước có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, có tiềm lực quân sự đứng thứ 4 thế giới, là quốc gia sáng lập NATO, là nước giữ ghế trong hội đồng bảo an Liên hợp quốc, G8 và G20, họ có ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới cùng với một nền giáo dục cực kì phát triển. Tất cả những yếu tố trên khiến người Anh nghĩ rằng họ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi rời khỏi EU.
Và những lợi ích khi rời EU của nước Anh
Như đã đề cập tới phần nguyên nhân của Brexit, từ đó ta có thể thấy những lợi ích khi rời EU của nước Anh. Ta có thể thấy, hàng năm ngân sách Anh sẽ không mất đi mô số tiền khổng lồ là 8 tỉ bảng, sẽ có điều kiện thuận lợi giao thương với các đối tác châu Á, không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khủng bố và chính sách phúc lợi xã hội không phải chi quá nhiều tiền cho người nhập cư…
http://www.youtube.com/watch?v=_UhzZMKDjko
Và những nguy cơ tiềm tàng…
Bất cứ sự lựa chọn nào cũng đi kèm với rủi ro. Ngoài những lợi ích mà nước Anh đạt được nếu rời EU. Thì việc họ phải đối đầu với những nguy cơ cũng là điều dễ hiểu. Trong đó nổi trội lên là những nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế - chính trị không chỉ ở châu Âu mà còn trên cả thế giới.
Đồng Bảng Anh đang có dấu hiệu mất giá, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, nếu Brexit xảy ra thì đồng Bảng Anh có nguy cơ rớt giá đến 10% so với đồng Đô la Mĩ. Các thị trường cổ phiếu cũng đối mặt với nguy cơ rớt giá trong bối cảnh tăng trưởng yếu và điều kiện xuất khẩu khó khăn hơn có thể tác động bất lợi đến một số lĩnh vực như tài chính, xuất khẩu, bán lẻ và bất động sản. Vào thời điểm dư luận tại Anh vẫn chia rẽ xung quanh vấn đề ủng hộ hay không việc Anh rời EU, các khách hàng mua trái phiếu trên toàn cầu, chủ yếu tại châu Á, châu Âu và Mỹ, đã bắt đầu e ngại về tác động của Brexit đối với các công ty và ngân hàng của Anh nói riêng và hệ thống ngân hàng châu Âu nói chung.
Khi Brexit xảy ra, sẽ gây ảnh hưởng cho hoạt động kinh tế và đầu tư. Đặc biệt là hoạt động đầu tư của các nhà tài phiệt Anh đến các nước EU khác. Chính phủ và người dân Anh sẽ buộc phải thắt chặt chi tiêu khi xuất khẩu chắc chắn sẽ giảm trong ngắn hạn.
Ngoài ra, khi Brexit diễn ra nước Anh có nguy cơ sẽ đối mặt với phong trào đòi li khai của Scotland. Vì Scotland là nước ủng hộ EU và đã từng đòi ly khai nhiều lần trong lịch sử.
Sự ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó có Việt Nam
Nếu Brexit giành chiến thắng, thì thị trường tài chính và các doanh nghiệp trên thế giới sẽ không dám chủ quan về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở phần còn lại của châu Âu và Mỹ. Những quan ngại ngày một tăng cao về thị trường đến lượt chúng sẽ làm thay đổi hiện thực kinh tế. Thị trường tài chính sẽ khuếch đại sự lo lắng về kinh tế, và thúc đẩy kỳ vọng cao hơn về nổi dậy chính trị.
Mối đe dọa từ “căn bệnh truyền nhiễm” ấy có nghĩa là cuộc bỏ phiếu Brexit có thể trở thành chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có điều, lần này, những người lao động bị mất việc làm, những người về hưubị mất tiền tiết kiệm, và những chủ nhà bị lỗ sẽ không thể đổ lỗi cho các nhà tài phiệt chi phối thị trường tài chính.
Với cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoai thì lại rất lạc quan về Việt Nam. Họ quan tâm tới các ngành có chiến lược phát triển bền vững như công nghiệp nặng, công nghệ thông tin... Bây giờ, các nhà đầu tư vào Việt Nam với mối quan tâm tới các doanh nghiệp có chiến lược này rõ ràng.
Họ cũng quay lại quan tâm tới các yếu tố cơ bản như P/E (hệ số giữa giá cổ phiếu trên lợi nhuận), dòng tiền tốt, chia cổ tức đều đặn…
Khi nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thì lượng tiền vào sẽ nhiều. Khi họ đi huy động vốn họ đã phải cam kết với nhà đầu tư của mình và tuân thủ với các triết lý đầu tư hơn.
Cập nhật bởi truongnguyenthach1994 ngày 23/06/2016 06:20:58 SA