Bồi thường cho người dân khi cán bộ tắc trách gây thiệt hại

Chủ đề   RSS   
  • #590775 05/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74976
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Bồi thường cho người dân khi cán bộ tắc trách gây thiệt hại

    Việc bồi thường thiệt hại cho người dân do người thi hành công vụ gây ra được pháp luật quy định rõ trong Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017. Tuy nhiên, hiếm khi người dân được nhận đầy đủ phần thiệt hại do lỗi của người thi hành công vụ gây ra do sự né tránh trách nhiệm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bồi thường cho dân khi người thi hành công vụ gây thiệt hại?

    Khái niệm

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

    Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

    Mặt khác, Khoản 2 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

    Như vậy, có thể hiểu bồi thường thiệt hại của nhà nước là sự bù đắp tổn thất về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra.

    Đối tượng có quyền yêu cầu bồi thường

    Theo quy định Điều 5 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:

    - Người bị thiệt hại.

    - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.

    - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;

    - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

    Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:

    - Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;

    - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;

    - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

    Nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại

    Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:

    - Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình;

    - Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;

    - Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;

    - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Trong đó có nghĩa vụ hoàn trả ngân sách cho nhà nước.

    Theo Khoản 8 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì “hoàn trả” là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho ngân sách nhà nước.

    Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ

    - Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

    - Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường.

    Trách nhiệm hoàn trả trong một số trường hợp đặc biệt

    - Xử lý tiền đã hoàn trả, trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không còn là căn cứ yêu cầu bồi thường

    - Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ chuyển sang cơ quan, tổ chức khác

    - Trách nhiệm thu tiền hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại nghỉ hưu, nghỉ việc

    - Trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại chết

     
    332 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590822   07/09/2022

    Bồi thường cho người dân khi cán bộ tắc trách gây thiệt hại

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Luật thể hiện tính dân chủ hoá trong đời sống xã hội, khi công dân tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể. Đặc biệt Luật đã đặt vai trò, địa vị pháp lý của người dân ngang bằng với Nhà nước, nghĩa là luật cho phép người dân có quyền yêu cầu, khởi kiện và Nhà nước phải bồi thường khi các công chức, viên chức của mình có lỗi. Điều này có ý nghĩa to lớn tới tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính của nước ta hiện nay.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (07/09/2022)