Cùng theo dõi phiên chất vấn của Đại Biểu Quốc Hội.

Chủ đề   RSS   
  • #268918 13/06/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cùng theo dõi phiên chất vấn của Đại Biểu Quốc Hội.

    Đây là topic cập nhật thông tin liên quan đến các buổi chất vấn Đại biểu Quốc Hội.

    Chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn
     
    (Diễn ra từ 12-14/6/2013, được truyền hình, phát thanh trực tiếp)
     
    Thứ Tư, ngày 12/6/2013
     
    Chiều
     
    * Từ 14h00 đến 14h10:
     
    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên chất vấn.
     
    * Từ 14h10 đến 14h25:
     
    - Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13.
     
    * Từ 14h25 đến 14h40:
     
    - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
     
    * Từ 14h40 đến 17h00 (giải lao từ 15h30-15h50):
     
    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan).
     
    Thứ Năm, ngày 13/6/2013
     
    Sáng
     
    * Từ 08h00 đến 08h40:
     
    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục trả lời chất vấn (các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm).
     
    * Từ 08h40 đến 08h50:
     
    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
     
    * Từ 08h50 đến 11h30 (giải lao từ 9h30-9h50):
     
    - Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan).
     
    Chiều
     
    * Từ 14h00 đến 14h20:
     
    - Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tiếp tục trả lời chất vấn (các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm).
     
    * Từ 14h20 đến 14h30:
     
    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
     
    * Từ 14h30 đến 17h00 (giải lao từ 15h30-15h50):
     
    - Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Công an và Quốc phòng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan).
     
    Thứ Sáu, ngày 14/6/2013
     
    Sáng
     
    * T��� 08h00 đến 08h30:
     
    - Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục trả lời chất vấn (các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm).
     
    * Từ 08h30 đến 08h40:
     
    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
     
    * Từ 08h40 đến 11h20 (giải lao từ 9h30-9h50):
     
    - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Tư pháp, Công an; Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Tổng thanh tra Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan).
     
    * Từ 11h20 đến 11h30:
     
    - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
     
    Chiều
     
    * Từ 14h00 đến 14h10:
     
    - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung các nhóm vấn đề chất vấn.
     
    * Từ 14h10 đến 16h45 (giải lao từ 15h30-15h50):
     
    - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
     
    * Từ 16h45 đến 17h00:
     
    - Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc toàn bộ phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
     
    10441 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #268923   13/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cao Đức Phát

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cao Đức Phát

    Mở đầu là Phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn  - Cao Đức Phát vừa kết thúc cách đây khỏan 60 phút.

    Buổi chất vấn kéo dài từ 14h ngày 12/6 đến sáng ngày 13/6 với 21 câu hỏi tập trung vào 3 nhóm vấn đề gồm: Biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản; cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; và công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

     

    Get the Flash Player to see this player.
    Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn - Video - Đài truyền hình Việt Nam
     
    Báo quản trị |  
  • #268994   13/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch-Hoàng Tuấn Anh

    Tiếp theo buổi sáng ngày 13/6 là buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nội dung thảo luận quay quanh vấn đề tìm Đại sứ Du lịch mới cho Việt Nam, nạn chặt chém khách du lịch, tình trạng băng đĩa kém chất lượng đang được bày bán tràn lan... đã được nêu ra đầu tiên.

    Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch-Hoàng Tuấn Anh

    Trong buổi chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh có nhiều vấn đề được nêu ra như sau:

    Đại biểu Nguyễn Thanh Hải dẫn số liệu cụ thể: Việt Nam hiện có 9 di tích được công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới được Unessco công nhận, Thái Lan có 3, Malaysia có 2 và Singapore thì không có di sản nào. Tuy nhiên theo bảng xếp hạng của kinh tế thế giới thì ngành du lịch Việt Nam đang đứng thứ 80/139 quốc gia được xếp hạng, trong khi Malaysia là 35, Thái Lan là 41 và Singapore đứng thứ 10. Và nguyên nhân đâu  Du lịch Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của ngành.

    Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, tiềm năng du lịch của Việt Nam thì lớn, nhưng để biến tiềm năng thành hiện thực là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của mọi người.

    Hiện nay Malaysia có 24 triệu lượt khách, Thái Lan 21 triệu lượt, Singapore 14 triệu, Indonesia 7,5 triệu, nước ta năm vừa rồi 6,8 triệu. Trong chiến lược phát triển của ngành Du lịch thì đến 2020, chúng ta phấn đấu 10 đến 10,5 triệu lượt khách. Doanh thu của ngành Du lịch đạt 18 đến 20 tỷ đô la 1 năm. Nếu chúng ta phấn đấu thì đến năm 2015 sẽ được 7 - 7,5 triệu lượt khách và doanh thu khoảng 9-10 tỷ đô la.... Để phấn đấu, không chỉ có Tư lệnh ngành mà cần sự chung tay góp sức của người dân, của chính quyền các cấp....

    Vậy nên bây giờ mình phải liệu cơm gắp mắm thôi. Cố đề ra chỉ tiêu mà cuối cùng không thực hiện được thì cũng không nên...

     ĐB Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh), nhìn vào toàn thể nền kinh tế 2012, ngành du lịch góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế- xã hội tuy nhiên trong thời gian dài, nhất là gần đây có sự bất cập của ngành du lịch quốc gia. Một số địa phương có hiện tượng chèo kéo, đeo bám, “chặt chém” đối với khách du lịch là người nước ngoài và du khách trong nước. Trong khi đó, sản phẩm du lịch chưa đồng bộ khiến nhiều du khách không quay lại lần thứ 2

    Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh giãi bày: “Việc chặt chém du khách khiến những hình ảnh tác động vào con mắt của du khách làm cho ngươi ta phiền lòng. Vừa rồi ngành du lịch đã có chỉ đạo liên quan đến vấn đề này đồng thời nêu ra các giải pháp vực dậy nền du lịch Việt Nam”.

     
    Mổ xẻ vấn nạn này, ông Hoàng Tuấn Anh “bắt bệnh” với việc nêu các nguyên nhân: đó là sự phối hợp liên ngành của chúng ta chưa tốt. Kiểm tra, giám sát những điểm du lịch có nguy cơ mất trật tự, chặt chém du khách làm chưa tốt; các văn bản liên quan để xử lý vi phạm này, các mức độ xử phạm, kể cả các lĩnh vực trong ngành… chưa đầy đủ. Bài học kinh nghiệm về quản lý điểm đến đã được rút ra ở Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hòa, Bình Thuận... “Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ ra nghị định tăng mức xử phạt lên với các hành vi vi phạm”- người đứng đầu ngành du lịch cho biết.

    Bên cạnh đó cũng có một đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề Việt Nam sẽ chi 3000tỷ cho việc tổ chức ASIAD vào năm 2019 liệu có phí phạm.

    Tổng hợp từ internet

    Get the Flash Player to see this player.
    Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn
    Cập nhật bởi danusa ngày 14/06/2013 11:03:27 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    minhthao1980 (17/06/2013)
  • #269160   14/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cùng buổi chiều ngày 13/6 Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền với các câu hỏi xoay quanh vấn đề lương tối thiểu, thủ tục hưởng lương hưu trí, đào tạo nghề ở các địa phương...

    Trả lời câu hỏi của các đại biểu  xung quanh vấn đề hiệu quả trong đào tạo nghề, có hay không tình trạng lãng phí, trường thiếu trò, tay nghề học viên sau khi đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận còn có tình trạng không đồng bộ trong đầu tư cho dạy nghề tại một số địa phương, một số trường thiếu giáo viên, có trường thiếu học sinh do Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, do có lý do khác nhau nên một số địa phương đầu tư chưa đồng bộ.
     
    “Bộ LĐTBXH đã đi kiểm tra 10 tỉnh, sau khi thấy hiện tượng trên, đã yêu cầu địa phương quyết định đầu tư phải đồng bộ. Tuy nhiên, có thực tế, nhận thức của người dân và nhiều bạn trẻ sau khi học phổ thông phần đông muốn vào trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học, tỷ lệ vào các trường dạy nghề chưa nhiều. Nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta đang đào tạo cái ta đang có, trong khi các nghề mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ta chưa kịp cập nhật.  Chúng tôi thấy trách nhiệm lớn của mình. Tới đây, Bộ LĐTBXH sẽ đề xuất Chính phủ tổng kết mô hình đào tạo nghề nông thôn, để trên cơ sở đó đánh giá và điều chỉnh. Bộ đã chỉ đạo các trường nghề phải gắn đào tạo với thị trường lao động, gắn với doanh nghiệp quanh khu vực”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói.
     
    Xung quanh chất vấn của các đại biểu về vấn đề tiền lương và việc vì sao giảm lộ trình tăng lương, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, theo quy định, lương tối thiểu của khối cán bộ công chức viên chức, nhân viên hành chính sự nghiệp do Bộ Nội vụ xây dựng. Bộ LĐ-TB&XH chỉ quản lý tiền lương lương khối doanh nghiệp. Lộ trình tăng lương tối thiểu được ấn định trước để làm căn cứ cho doanh nghiệp xác định hoạt động. Năm qua, khi xác định mức tăng ở 4 vùng lương, trong đó vùng cao nhất là hơn 2 triệu đồng, chính Bộ LĐ-TB&XH cũng vấp những phản ứng trái chiều. Người lao động thì đón nhận bởi cho rằng lương như vậy mới tạm đủ sống. Nhưng quan điểm khác lại “trách cứ” vì Bộ không… thương doanh nghiệp, giữa bối cảnh khó khăn, sản xuất đình đốn còn quyết định tăng lương.
     
    “Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ vì có khó khăn hơn nhưng họ vẫn có thể vượt được còn người lao động nếu không đảm bảo lương tối thiểu để sinh hoạt, ăn uống, tái tạo sức lực thì cũng không có sức làm được cho doanh nghiệp. Mức tăng lương Bộ đề xuất cao hơn nhưng vì tình hình khó khăn nên cũng phải kéo giãn lộ trình ”- Bộ trưởng Chuyền cho biết.
     
    Các đại biểu chất vấn Bộ trưởng
     
    Về vấn đề người Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài và trình trạng xuất khẩu lao động “chui”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền giải trình, Việt Nam hiện có khoảng 500.000 lao động làm việc ở các nước nhưng Bộ mới chỉ có 8 Ban quản lý lao động tại các thị trường trọng điểm, còn lại chỉ có thể can thiệp thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài. Bộ luật Lao động sửa đổi mới đây đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm doanh nghiệp khi ký hợp đồng với lao động, nếu không đảm bảo được các điều kiện đã cam kết với người lao động. Từ đó, tình trạng lao động xuất khẩu không được sử dụng đúng hợp đồng đã hạn chế nhiều.
     
    Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng gửi lời nhắn nhủ tới những người lao động đi XKLĐ không theo quy định, tức không thông qua các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này: “Chúng tôi muốn nói với bà con, đã mang sức mình đi làm cho một đơn vị, tổ chức thì phải biết họ là ai, quyền lợi của mình thế nào chứ cứ theo mấy loại “cò” rất rủi ro cho bản thân”. Bà Chuyền cũng hứa sẽ phối hợp với các ngành để giải quyết nạn xuất khẩu lao động “chui” này.
     
    Đối với việc đưa lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ không đạt mục tiêu đề ra, trong khi số lượng người về nước trước thời hạn lại gia tăng, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Những năm qua, trên cơ sở số lượng đăng ký từ các huyện nghèo, ngành LĐTBXH đã triển khai, xúc tiến, tổ chức cho 12.000 lao động ở khu vực này đi học tiếng, tìm hiểu về văn hóa của các nước, bồi dưỡng tay nghề… và đến nay đã đưa được 10.000 người xuất cảnh.
     
    Hiện tượng lao động ở một số thị trường bỏ ngang, về nước sớm là thực tế mà nguyên nhân là do ý thức, sức chịu đựng, tác phong công nghiệp của những người lao động đến từ các huyện nghèo chưa bằng các vùng khác. Nhiều người vì không chịu đựng được đã bỏ về. Còn mục tiêu đến năm 2015 đưa 50.000 lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ, Bộ trưởng khẳng định có thể thực hiện được.
     
    Xung quanh việc giải quyết chế độ cho người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc da cam, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, mục tiêu đến năm  2015, 100% người bị chất độc da cam được hưởng chế độ và để làm tốt việc này, vừa qua Bộ LĐTBXH đã làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam. Trước đây, hồ sơ do Chủ tịch UBND huyện xác nhận, sau đó gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó trình hội đồng y khoa và trên cơ sở đánh giá của hội đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định. Nhưng khi sửa đổi đã thu gọn đầu mối và quy trình thủ tục, Bộ LĐTBXH sẽ đẩy nhanh tiến độ.
     
    Cũng về vấn đề tạm dừng xác nhận chế độ tham gia kháng chiến, theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, do trước đây quy định chưa chặt chẽ nên hiện tượng gian lận nhiều, do vậy tháng 5/2011 Bộ LĐTBXH đã có văn bản tạm dừng và chỉ giải quyết các hồ sơ đã nộp. Những hồ sơ còn lại sẽ xem xét theo Pháp lệnh người có công. Bộ trưởng cho biết thêm, hiện tượng khai man hồ sơ thương, bệnh binh tương đối nhiều, Bộ LĐTBXH đã yêu cầu cơ quan điều tra xem xét. Theo báo cáo, qua thanh tra phát hiện trên 1.400 vụ, thu hồi hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Chuyền đánh giá con số này còn nhỏ so với thực tế.
     
    Liên quan tới tiêu chí hộ nghèo, theo Bộ trưởng Chuyền, tiêu chí hộ nghèo năm 2011 là hộ nông dân có thu nhập 400.000 đồng/tháng, hộ ở thành phố là 500.000 đồng/tháng. Đây là mức thấp, nếu tính cả yếu tố trượt giá, tiêu chí này phải xem xét lại, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng tiêu chí sát hơn với thực tế.
     
    Về chế độ chính sách với người nghỉ hưu sớm, hiện nay những người về hưu trước năm 1993 hưởng mức lương thấp hơn những người về hưu sau năm 1993 mặc dù cùng một cấp bậc. Theo Bộ trưởng Chuyền, sau khi đổi mới công tác tiền lương, đúng là có sự chênh lệch. Nhiều năm qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ khắc phục vấn đề này, và đã có nhiều lần điều chỉnh lương hưu, tăng 134% kể từ năm 2008 đến nay.
     
    Theo molisa.gov.vn

     

    Get the Flash Player to see this player.
    Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn - Video
     
    Báo quản trị |  
  • #269317   15/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình

    Cùng buổi sáng ngày 14/6 là phiên chất vấn dành cho Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao  Nguyễn Hòa Bình nội dung xoay quanh vấn đề án treo cho các tội phạm tham nhũng, về tỷ lệ thụ án giám độc thẩm tái thẩm, cùng với việc sẽ xử lý tử hình bằng thuốc độc như thế nào.

    Get the Flash Player to see this player.
    Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    minhthao1980 (17/06/2013)
  • #269623   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo về tình hình Việt Nam trước khi trả lời chất vấn:

    Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

    Thưa các vị đại biểu Quốc hội,

    Thưa đồng bào cử tri cả nước,

    Được sự phân công của đồng chí Thủ tướng và thay mặt Chính phủ, tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội. Tại Kỳ họp này, đã có 74 đại biểu Quốc hội gửi 160 phiếu chất vấn với 241 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Chính phủ trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến trí tuệ, tâm huyết và có trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, những ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước nêu trong Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các câu hỏi chất vấn đã và đang được các thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Trong hai ngày qua, đã có 3 Bộ trưởng trực tiếp trả lời và 7 thành viên Chính phủ tham gia trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

    Sau đây, tôi xin báo cáo và giải trình thêm một số vấn đề mà Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm.

    I. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 5 THÁNG ĐẦU NĂM

    Trong 5 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiểm soát, giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,06%; 5 tháng tăng 2,35%, là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm[1]; dư nợ tín dụng chuyển dịch theo hướng tốt hơn, tăng 2,98%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên[2]. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Xuất khẩu tăng 15,1%, nhập khẩu tăng 16,8%. Vốn FDI đăng ký đạt 8,52 tỷ USD, tăng 8,9%; giải ngân đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6%; giải ngân vốn ODA đạt 1,5 tỷ USD, bằng 31,3% kế hoạch cả năm, cao hơn so với cùng kỳ (25%). An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; công tác dạy nghề, tạo việc làm được đẩy mạnh. Kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu việc xâm nhập, lây truyền dịch bệnh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được quan tâm, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người mất việc làm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, đối ngoại được tăng cường; tiếp tục khẳng định và kiên định lập trường bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

    Tuy nhiên, kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, thách thức như báo cáo của Chính phủ và ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; theo dõi sát diễn biến tình hình để điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách, nhất là về tài khóa - tiền tệ, hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu quyết liệt hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 mà Quốc hội đã đề ra.

    II. TẬP TRUNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH

    Nhiều vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tôi xin báo cáo, giải trình bổ sung một số nội dung sau:

    1. Về tín dụng, xử lý nợ xấu

    Triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thông qua tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục, thực thi các chương trình hỗ trợ nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực (lúa gạo, cà phê, cá tra, tôm...). Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất đối với các khoản tín dụng đã vay. Tháo gỡ khó khăn, hướng dòng vốn tín dụng vào các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thị trường, cho vay tiêu dùng cá nhân, kích thích sức mua, góp phần tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2013 là 12%, bình quân hàng tháng sẽ có thêm khoảng 40 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

    Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu theo Đề án đã được phê duyệt. Khẩn trương đưa Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đi vào hoạt động để tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao (trên 3%). Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức tín dụng thành lập công ty quản lý tài sản của mình để xử lý nợ xấu. Phấn đấu đến cuối năm, sẽ xử lý được khoảng 105 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn vào năm 2015.

    Tháo gỡ khó khăn trực tiếp cho thị trường bất động sản và tạo điều kiện nhà ở cho nhân dân. Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện hỗ trợ cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Nghị quyết số02/NQ-CP với tổng số tiền dự kiến khoảng 30 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, việc triển khai còn chậm. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý các vướng mắc để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này, phấn đấu đến hết  năm 2013 giải ngân được khoảng 15 - 20 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.

    2. Về chính sách thuế và đầu tư phát triển

    Chính phủ tiếp tục thực hiện việc giãn, hoãn thuế theo thẩm quyền và triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Tổng số tiền thuế được giãn, hoãn, miễn, giảm trong năm 2013 ước khoảng 37,7 nghìn tỷ đồng.

    Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị1792/CT-TTg khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư công; tập trung đầu tư, bổ sung kịp thời vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, có khả năng hoàn thành sớm để đưa vào sử dụng. Phê duyệt các dự án và bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn[3]. Ưu tiên bố trí nguồn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ để góp phần tăng tổng cầu. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành xây dựng phương án ứng trước vốn trong kế hoạch ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2014 để thanh toán nợ khối lượng hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trong năm 2013. Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA và vốn giải phóng mặt bằng của một số dự án hạ tầng quan trọng. Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6 phương án phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ để đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên và một số công trình thủy lợi, y tế cấp bách. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và xử lý nghiêm các vi phạm.

    Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn lớn đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng; tăng cường thu hút và đẩy mạnh giải ngân vốn ODA[4], phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức 33 - 35% GDP vào năm 2015[5].

    3. Về thị trường và giải quyết hàng tồn kho

    Thống nhất với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định sự sống còn đối với doanh nghiệp. Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp: xử lý nợ xấu, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư, đẩy mạnh cho vay kích thích sức mua, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho[6]. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện mạng lưới phân phối, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, sắt thép, xi-măng... Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển hệ thống chợ trên phạm vi toàn quốc, nhất là địa bàn nông thôn[7]; phát triển cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại tại đô thị. Triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả, bảo đảm chất lượng hàng hóa[8]. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng Việt Nam về nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm kích cầu thị trường nội địa, góp phần giảm hàng tồn kho, tăng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

    Tăng cường xúc tiến thương mại theo từng thị trường, sản phẩm; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan thương vụ, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; tiếp tục thu mua tạm trữ nông sản xuất khẩu[9]; từng bước mở rộng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường quốc tế, hỗ trợ trong xử lý tranh chấp quốc tế để thúc đẩy xuất khẩu. Thực hiện nghiêm việc kiểm định chất lượng, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Tiếp tục rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan[10], cấp phép... nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm đầu ra cho sản phẩm, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, ngăn chặn hàng nhập lậu; thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại và sử dụng hàng rào kỹ thuật phù hợp để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng không khuyến khích.

    III. TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

    Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tôi xin báo cáo, giải trình thêm như sau:

    Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế là một quá trình lâu dài, phức tạp, có phạm vi rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Việc triển khai thực hiện cần có thời gian, hiện nay đang trong giai đoạn đầu. Thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế và các đề án tái cơ cấu các lĩnh vực trọng tâm; tập trung tạo lập khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện thể chế phục vụ tái cơ cấu.

    Trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu đã đề ra; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả thực hiện. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh cổ phần hóa, hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính trước năm 2015; nâng cao năng lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng.

    IV. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU - CHI NGÂN SÁCH

    Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn có ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách nhà nước. Chính phủ đang chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát các lĩnh vực để tăng thêm nguồn thu, nhất là trong khai thác dầu khí, tài nguyên, khoáng sản, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá, buôn lậu; xử lý nghiêm các vi phạm. Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu chi ngân sách. Phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch thu ngân sách năm 2013.

    Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong sử dụng ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể phần chi trả lương) trong các tháng còn lại của năm 2013[11]. Tiếp tục rà soát, kịp thời điều chỉnh những cơ chế, chính sách không còn phù hợp; không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới mà chưa xác định được nguồn bảo đảm; hạn chế tối đa việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán. Tăng cường kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ[12].

    Về trung hạn và dài h���n, Chính phủ chỉ đạo bảo đảm cân đối ngân sách chủ động, tích cực trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa gắn với cải cách hành chính, đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ sự nghiệp công để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách đối với khu vực sự nghiệp công lập, nhất là các lĩnh vực giáo dục, y tế.

    V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

    Nhiều bộ trưởng đã trả lời chất vấn tại hội trường về các vấn đề xã hội. Tôi xin nhấn mạnh một số nội dung.

    Thời gian qua, mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nhưng Chính phủ đã rất quan tâm thực hiện các chính sách xã hội.

    Về giảm nghèo, luôn ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số[13], các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo vẫn chưa bền vững, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư còn lớn. Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; lồng ghép mục tiêu giảm nghèo vào các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan, các chính sách hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

    Về xây dựng nông thôn mới, đến nay đã đạt được kết quả bước đầu, nhiều xã đã cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm, lúng túng, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân. Chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng; quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, tạo chuyển biến về cơ sở hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, không chạy theo số lượng. Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

    Về giải quyết việc làm, trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo việc làm, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất. Tuy nhiên, một bộ phận người lao động còn thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định; nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm; thị trường lao động phát triển chưa đồng bộ, kết nối cung - cầu còn hạn chế; xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý lao động xuất khẩu còn những bất cập. Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề; nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhất là đào tạo đại học.

    VI. VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM

    1. Về an toàn giao thông

    Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đã đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông gần đây vẫn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn còn cao, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, số người chết do tai nạn tăng hơn so với cùng kỳ[14].

    Thực hiện nghiêm Nghị quyết 37 của Quốc hội, Chỉ thị 18 của Ban Bí thư, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp đã đề ra. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là vi phạm tốc độ, lấn đường, uống rượu bia, kiểm định phương tiện, đặc biệt là đối với xe khách trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Triển khai hệ thống thiết bị giám sát hành trình phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh vận tải, nhất là các cơ sở để xảy ra tai nạn nghiêm trọng, xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả thu hồi giấy phép. Khẩn trương triển khai, hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Rà soát, xử lý các điểm đen thường xảy ra tai nạn. Đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Đổi mới công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, nhất là đối với vùng nông thôn. Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng toàn dân tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.

    2. Về phòng chống tội phạm

    Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ đã rất quyết liệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội. Chỉ đạo lực lượng công an mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; điều tra, xử lý nghiêm các băng nhóm nguy hiểm, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Qua đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm lộng hành trong thời gian dài tại một số địa phương cho thấy có biểu hiện buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống tội phạm. Tình trạng cướp giật tại một số địa bàn chưa được ngăn chặn hiệu quả.

    Trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện quyết liệt hơn các giải pháp về phòng, chống tội phạm. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phát huy và nhân rộng các mô hình phòng, chống tội phạm có hiệu quả; đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và lực lượng công an; tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm. Kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để các đối tượng, băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” lộng hành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội.

    Theo chinhphu.vn

    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:02:31 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #269624   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Tổng hợp những câu hỏi và trả lời của Bộ trưởng

    Sau đây là video cli ptổng hợp những câu hỏi và câu trả lời tiêu biểu trong kỳ chất vấn Bộ trưởng vừa qua.

     

    Get the Flash Player to see this player.
    Các Bộ trưởng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 10:05:37 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #269914   18/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng tổng kết sau 2 ngày chất vấn các Bộ trưởng và nêu lên những công việc các Bộ cần phải làm trong thời gian tới.

    Trồng trọt, chăn nuôi, rừng và biển
     
    Tất cả các lĩnh vực trong nông nghiệp này đều cần Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo quy hoạch vùng, ngành và các sản phẩm, để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, giải quyết cả vấn đề lượng và chất, tăng cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển toàn diện và bền vững.
     
    Chủ tịch QH cũng nhắc Bộ trưởng NN&PTNT tăng cường quản lý tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối đến lưu thông, chống cho được những tiêu cực, bất cập hiện nay trong nông nghiệp, giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa người sản xuất - người lưu thông và người tiêu dùng.
     
    "Hiện nay, người sản xuất là nông dân và người tiêu dùng đều đang bị thiệt mà tiền không biết lang thang trên đường đi đâu mất", ông Hùng yêu cầu Bộ Nông nghiệp áp dụng biện pháp hành chính và các biện pháp khác theo luật để chống tình trạng hàng lậu, hàng giả, mất an toàn, nguồn gốc xuất xứ phức tạp...
     
    Bộ trưởng phải đề ra được các cơ chế gián tiếp và trực tiếp cần thiết để hỗ trợ tam nông, đưa ngành được coi là thế mạnh của đất nước phát triển bền vững, có sức cạnh tranh và đem lại đời sống tốt hơn cho người nông dân.
     
    Với câu chuyện rừng và đi đôi là thủy điện, Chủ tịch QH nhắc lại ba bộ (Nông nghiệp, Công thương, Kế hoạch - Đầu tư) đã cam kết giữ rừng, làm thủy điện hợp lý và giải quyết chính sách cho người dân.
     
    Cuối năm nay QH sẽ nghe báo cáo rà soát các thủy điện vừa và nhỏ để cho ý kiến và quyết định chủ trương.
     
    Chống tiêu cực
     
    Với Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch QH chỉ ra nhiệm vụ lớn nhất với cả ba lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đều là "chống tiêu cực".
     
    Trong văn hóa là tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, suy thoái, "chưa thể khẳng định đến mức nào nhưng tất cả chúng ta đều đặt câu hỏi"; là những biểu hiện tiêu cực trong sáng tác, biểu diễn, sản xuất, lưu hành, buôn bán... các sản phẩm văn hóa.
     
    Ông Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở trách nhiệm liên đới của ngành thông tin - truyền thông và giáo dục. "Chúng ta đã nghe Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo nói một câu rất cảm động: 'Rất nhiều bài thi đã nhòe, các cháu khi viết đã khóc, các thầy cô giáo khi chấm cũng khóc', nếu chúng ta có tác phẩm tốt, biện pháp tốt, cách làm tốt thì văn hóa, truyền thống sẽ tốt".
     
    Trong du lịch là những biểu hiện khiến Việt Nam mất khách, mất hình ảnh. "Bộ trưởng chưa dám khẳng định nhưng phải có quyết tâm và chiến lược để đưa du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, đuổi kịp và vượt các nước trong khu vực", ông Hùng nói.
     
    Báo cáo tại kỳ họp sau
     
    Với Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, vấn đề trọng tâm là đào tạo nghề, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa để giúp người dân thoát nghèo bền vững.
     
    Trong xuất khẩu lao động, Chủ tịch QH nhấn mạnh, phải đúng pháp luật, bảo đảm an toàn cho người lao động, không để mất hình ảnh người VN vì xuất khẩu lao động, tiến tới mở rộng thị trường, tăng số lượng, trong đó ưu tiên cho người nghèo có cơ hội đi.
     
    Viện trưởng Viện Kiểm sát ND tối cao Nguyễn Hòa Bình được nhắc nhở nhiệm vụ xây dựng lực lượng kiểm sát viên có năng lực, phẩm chất, vững vàng trước mọi cám dỗ, hay theo cách nói của ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) là "tim nóng, đầu lạnh, tay sạch".
     
    Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đến kỳ họp sau, các vị được chất vấn lần này sẽ phải có báo cáo về kết quả thực hiện các yêu cầu trên.
     
    Theo vietnamnet
     
    Báo quản trị |  
  • #270618   21/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn danusa !

    Các bài viết trong Topic này sẽ là tư liệu quý, để chúng ta xem lại sau này nhằm kiểm tra lời hứa của các bộ trưởng.

    Cám ơn bạn.

     

     
    Báo quản trị |