Bỏ trốn khi gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #589786 20/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Bỏ trốn khi gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

    Khi xảy ra tai nạn giao thông, mọi người phải giữ nguyên hiện trường và nhanh chóng cứu chữa người bị nạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người gây tai nạn cố tình bỏ qua vụ việc và bỏ trốn. Tình trạng này hiện nay cũng không còn xa lạ vì để trốn tránh trách nhiệm mà không thông báo với cơ quan lực lượng chức năng sẽ gây nên nhiều hậu quả khôn lường. 
     
    gay-tai-nan-bo-tron
     
    Hiện nay, pháp luật hiện hành cũng quy định rõ mức xử phạt cho hành vi này, qua đó ngăn chặn việc bỏ trốn khi gây tai nạn. Vậy, hành vi không giữ nguyên hiện trường khi có tai nạn giao thông xảy sẽ bị xử lý ra sao?
     
    Không giữ nguyên hiện trường tai nạn là hành vi bị cấm
     
    Hành vi không giữ nguyên hiện trường đã được quy định từ khá lâu, cụ thể theo khoản 17, 18 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người gây tai nạn giao thông bỏ trốn.
     
    Một người có các hành vi sau đây được xem là bị cấm sau khi gây tai nạn:
     
    -  Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. 
     
    - Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, nếu người gây tai nạn không bị thương có thể đưa người bị tai nạn đến các cơ sở y tế để kịp thời cứu giúp hoặc điện nhờ người dân hay gọi điện cấp cứu.
     
    Như vậy, người nào gây tai nạn phải có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường không được bỏ trốn mà phải đợi sự có mặt của cơ quan chức năng. Việc vi phạm các quy định trên có thể bị lực lượng chức năng truy cứu trách nhiệm.
     
    Mức phạt vi phạm không giữ nguyên hiện trường tai nạn
     
    Hiện nay, có rất nhiều loại xe tham gia lưu thông bằng đường bộ vì vậy sẽ tùy hành vi vi phạm cũng như mức xử phạt hành chính khác nhau. Tựu chung lại cơ bản bao gồm xe ô tô các loại, xe gắn máy và xe cơ giới.
     
    (1) Phạt người điều khiển xe ô tô
     
    Các tai nạn chủ yếu hiện nay đa phần là đểu thuộc xe ô tô, qua đó không ít các tài xế sau khi gây tai nạn nhằm trốn tránh trách nhiệm đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Theo điểm đ khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi như trên:
     
    Phạt tiền từ 16 triệu đồng - 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông có các hành vi như: không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
     
    Mức phạt này tương đối thích đáng với các hành vi vi phạm quy định về hiện trường gây tai nạn. Ngoài ra, người gây tai nạn giao thông khi vi phạm quy định này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng - 07 tháng.
     
    (2)  Phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
     
    Tương tự như xe ô tô, xe gắn máy tại Việt Nam có lượng người sử dụng cực kỳ lớn vì vậy không thể tránh khỏi các hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn khỏi hiện trường. Cụ thể tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy như sau:
     
    Phạt tiền từ 6 triệu đồng- 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
     
    Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. 
     
    (3) Phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
     
    Loại phương tiện này hiện nay khá ít và thường được dùng ở các khu vực ngoài đô thị là nhiều. Tuy nhiên để có thể xử phạt bao quát các hành vi trên thì pháp luật cũng có quy định đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi bỏ trốn khỏi hiện trường tai nạn theo điểm c khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị xử phạt như sau:
     
    Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
     
    Ngoài ra, bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng.
     
    Trên đây là 03 loại phương tiện chủ yếu được sử dụng có thể vi phạm quy định này. Ngoài các mức phạt tiền thì người điều khiển xe còn bị tước giấy phép lái xe trong một khoản thời gian nhất định, qua đó nhằm ngăn chặn người điều khiển tiếp tục thực hiện hành vi.
     
    Truy cứu hình sự hành vi không giữ nguyên hiện trường tai nạn
     
    Đối với hành vi không giữ nguyên hiện trường tai nạn mà hậu quả vượt quá mức xử phạt hành chính thì lực lượng chức năng sẽ vào cuộc truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017) người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
     
    - Không có giấy phép lái xe theo quy định.
     
    - Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.
     
    - Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
     
    - Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
     
    - Làm chết 02 người.
     
    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
     
    - Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng - dưới 1 tỷ 500 triệu đồng.
     
    Như vậy, người nào gây tai nạn mà không giữ nguyên hiện trường với hành vi bỏ trốn hoặc không cứu giúp người bị tai nạn thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với việc gây tai nạn mà bỏ trốn khi người gặp tai nạn thương tật nặng hoặc chết thì có thể phạt tù lên đến 10 năm. Ngoài ra, người gây tai nạn còn phải bồi thường cho người bị tai nạn theo quy định về dân sự.
     
    1788 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590384   29/08/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Bỏ trốn khi gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Trong trường hợp có tai nạn giao thông thì nên giữ nguyên hiện trường để cơ quan chức năng điều tra, đồng thời thông báo cơ sở y tế để hỗ trợ người găp nạn. Tuy nhiên không ít những lần xảy ra tai nạn giao thông thì người gây tai nạn bỏ trốn, thay đổi hiện trường, .... những hành vi trên bị truy cứu trách nhiệm hành chính đến hình sự tùy mức độ vi phạm, trường hợp bỏ trốn khi người gặp nạn bị thương tật nặng hoặc chết có thể bị xử phạt đến 10 năm tù. Vì vậy khi có tai nạn giao thông xảy ra nên giữ nguyên hiện trường,  báo cơ quan chức năng gần nhất, sơ cứu người bị nạn, liên hệ cơ sở y tế gần nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #590432   30/08/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Bỏ trốn khi gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Việc gây ra tai nạn giao thông đã có thể bị truy cứu TNHS, do đó, người gây ra tai nạn giao thông rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là tình tiết định khung tăng nặng để áp dụng luật.

    Tuy nhiên, cũng có trường hợp pháp luật cho phép người gây tai nạn được tránh khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng khi có hành vi đe dọa đến tính mạng của bạn (như là người nhà nạn nhân, người xung quanh vây đánh…) Nhưng việc rời khỏi chỉ là tạm thời mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng sau đó phải đến trình báo với cơ quan công an nơi gần nhất. Do đó, cần phân biệt được bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm và tránh khỏi hiện trường làm căn cứ xác định khung hình phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #590458   30/08/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Bỏ trốn khi gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

    Cảm ơn bài viết của bạn, như vậy người điều khiển xe và người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi lực lượng chức năng đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #590552   30/08/2022

    Bỏ trốn khi gây tai nạn có bị xử lý hình sự?

    Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, việc bỏ trốn khỏi hiện trường là điều dễ hiểu. Những lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn vì quá sợ hãi, hoang mang, hoảng loạn khi gặp những sự cố ngoài tầm kiểm soát. Một số người lo sợ sẽ bị người dân xung quanh, hoặc người thân của nạn nhân có những hành vi quá khích, hoặc bị hành hung nếu ở lại hiện trường. Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được rời khỏi hiện trường khi người này bị thương phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc có lý do đe dọa đến tính mạng. Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rời khỏi hiện trường trong các trường hợp trên phải trình báo cơ quan chức năng ngay sau đó. Luật nghiêm cấm việc rời bỏ hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm. Rõ ràng, việc lái xe rời bỏ hiện trường với lý do hoảng loạn, thấy người bị nạn nằm bất tỉnh hay sợ phải bồi thường…đều là trái pháp luật. Để giảm những tình huống lái xe gây tai nạn rồi trốn tránh trách nhiệm, ngoài việc tăng mức xử phạt còn phải áp dụng song song các biện pháp giao dục, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Nhưng khi mà ý thức của phần lớn người tham gia giao thông là chưa cao thì biện pháp xử phạt thật nặng, phạt nghiêm là hết sức cần thiết để răn đe và giáo dục.
     
    Báo quản trị |