Câu chuyện số 2: Ngoài cảnh sát giao thông, thì ai có quyền xử phạt vi phạm giao thông nếu bạn vi phạm?
Ngoài cảnh sát giao thông, vẫn có các cơ quan chức năng khác được quyền xử phạt vi phạm giao thông các bạn nhé!
Cụ thể là:
1. Chủ tịch UBND các cấp: được xử phạt trong phạm vị quản lý của địa phương mình
2. Cành sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: được quyền xử phạt các lỗi sau đây.
3. Trưởng Công an cấp xã: được quyền xử phạt các lỗi sau đây.
4. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ: được quyền xử phạt các hành vi vi phạm về:
- Hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ;
- Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới…
5. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa: được quyền xử phạt các hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10%.
6. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt: được quyền xử phạt các lỗi sau:
- Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền
- Cá nhân làm rơi gỗ, đá hoặc các vật thể khác gây sự cố, tai nạn chạy tàu.
- Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn giao thông đường sắt mà gây tai nạn giao thông đường sắt.
- Xây dựng lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 10 m mà gây tai nạn giao thông đường sắt;
- Xây dựng nhà bằng vật liệu dễ cháy cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 05 m mà gây tai nạn giao thông đường sắt;
- Xây dựng công trình trong phạm vi góc cắt tầm nhìn làm cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt tại đường ngang không bố trí người gác mà gây tai nạn giao thông đường sắt;
- Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt làm hư hỏng công trình đường sắt mà gây tai nạn giao thông đường sắt;
- Không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt khi khai thác công trình trên đường sắt.
- Đưa phương tiện giao thông đường sắt không được phép vận dụng ra khai thác trên đường sắt mà gây tai nạn giao thông đường sắt
- Nhân viên đường sắt không tuân thủ quy trình tác nghiệp kỹ thuật gây chậm tàu mà xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
7. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường: được quyền xử phạt các lỗi:
- Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.
- Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.
- Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
- Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
- Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
- Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn
- Vi phạm bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông
- Vi phạm về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm
- Đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
- Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc đổ chất độc hại, chất phế thải từ trên tàu xuống đường sắt.
- Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt
Căn cứ pháp lý: Nghị định 46/2016/NĐ-CP.