Bổ sung trách nhiệm Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #617479 14/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 21604
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 442 lần


    Bổ sung trách nhiệm Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động

    Hiện nay Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, thay thế Thông tư 19/2016/TT-BYT. Qua đó đã bổ sung quy định về trách nhiệm của Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế.

    Xem toàn văn Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao độnghttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/14/du-thao-lao-dong.pdf

    Bổ sung trách nhiệm của Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động

    Theo đó, Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động đã quy định Điều 24, Điều 25 như sau:

    - Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Y tế:

    Thanh tra hoạt động của các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động trên phạm vi toàn quốc. 

    - Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Y tế:

    + Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế thông tin về các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. 

    + Phối hợp tổ chức với Cục Quản lý Môi trường y tế thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh, bệnh không lây nhiễm, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.

    Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì sẽ bổ sung thêm 2 cơ quan có trách nhiệm trong quản lý vệ sinh và sức khỏe người lao động là Thanh tra, Văn phòng Bộ Y tế.

    Theo đó, so với quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT thì trách nhiệm thanh tra các cơ sở y tế  khám sức khỏe định kỳ thuộc về Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế sẽ được chuyển sang Thanh tra Bộ Y tế.

    Đồng thời, trách nhiệm công bố các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cũng sẽ được chuyển sang cho Văn phòng Bộ Y tế theo Dự thảo.

    Đề xuất túi sơ cứu phải dễ tiếp cận và sử dụng

    Theo Điều 7 Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động quy định về túi sơ cứu như sau:

    - Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và sử dụng, có ký hiệu chữ thập. 

    - Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Như vậy, so với quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT thì Dự thảo đã bổ sung quy định túi sơ cứu phải dễ tiếp cận và sử dụng.

    Nội dung quản lý vệ sinh lao động hiện nay là gì?

    Theo Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:

    - Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;

    - Quan trắc môi trường lao động;

    - Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;

    - Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;

    - Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao  sức khỏe tại nơi làm việc;

    - Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT;

    - Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.

    Đồng thời, hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

    Như vậy, nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động sẽ bao gồm những nội dung trên và cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hằng năm.

     
    54 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận