Đầu tư ra nước ngoài - Hình minh họa
Đây là nội dung của Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, hướng dẫn Luật Đầu tư 61/2020/QH14, thay thế Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, trong quy định tại Điều 7 Dự thảo có quy định bổ sung điều kiện với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
Bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với kinh doanh bất động sản và báo chí, phát thanh, truyền hình.
a) Báo chí, phát thanh, truyền hình
Điều kiện: Nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam.
- Điều kiện đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình là đi theo quy định trong nước là đã được cấp phép hoạt động lĩnh vực đó tại Việt Nam, nhằm đảm bảo sự thống nhất với quy định quản lý hoạt động này đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
b) Kinh doanh bất động sản
Điều kiện: Nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư 2020 đã quy định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh.
- Pháp luật chuyên ngành hiện chưa có quy định điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với 2 ngành, nghề này.
Ngoài ra, trong dự thảo còn bổ sung một số điểm mới trong quy định đầu tư ra nước ngoài như:
Bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 Dự thảo Nghị định).
Các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính…, đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản 2014, Luật Phòng, chống tham nhũng 2014.
Bổ sung quy định về đầu tư ra nước ngoài của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài (Điều 5 Dự thảo Nghị định).
"Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc vốn điều lệ tăng thêm để đầu tư ra nước ngoài."
Bổ sung quy định nêu trên nhằm đảm bảo hoạt động ĐTRNN của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài không ảnh hưởng đến dự án đầu tư tại Việt Nam (cụ thể không ảnh hưởng đến vốn góp để thực hiện dự án tại Việt Nam), đảm bảo mục tiêu quản lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, quy định cũng nhằm hạn chế tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài sử dụng vốn vay để đầu tư ra nước ngoài vì có thể ảnh hưởng đến dự án đầu tư tại Việt Nam nếu phải dùng vốn góp tại Việt Nam để trả nợ. Quy định này hiện đang áp dụng trên thực tế.
Bổ sung các quy định hướng dẫn cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
Cụ thể:
- Hướng dẫn rõ về bộ hồ sơ thực hiện TTHC (khoản 4 Điều 3 Dự thảo Nghị định)
- Hướng dẫn rõ về việc nộp tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài (khoản 2, khoản 4 Điều 11 Dự thảo Nghị định)
- Quy trình cập nhật thông tin dự án đầu tư ra nước ngoài có thay đổi nhưng không thuộc diện phải điều chỉnh GCNĐK ĐTRNN (Điều 24 Dự thảo Nghị định)
-Thủ tục hiệu đính GCNĐK ĐTRNN trong trường hợp thông tin không đúng theo đăng ký (Điều 26 Dự thảo Nghị định).
Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm.
Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 26/09/2020 10:51:33 SA