Lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc sẽ được hưởng các chế độ về tiền lương, bảo hiểm và đặc biệt là được kiểm tra khám sức khỏe định kỳ. Do đó, từ ngày 30/7/2023 sẽ có thêm 03 nhóm ngành, nghề nặng nhọc nữa tại Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH.
Ngành, nghề nặng nhọc là gì?
Tại khoản 1 Điều 22 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có thể hiểu công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là các công việc khi thực hiện sẽ có các yếu tố gây hại, tổn thương đến sức khỏe, tinh thân hoặc có nguy cơ cao và được quy định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Những người làm việc trong môi trường thuộc ngành nghề nặng nhọc sẽ được hưởng các ưu đãi về tiền lương, chế độ bảo hiểm và khám sức khỏe cao hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe, tinh thần của NLĐ.
Bổ sung các nhóm ngành, nghề nặng nhọc mới
Cụ thể tại Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH quy định thêm các nhóm ngành nặng nhọc như sau:
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí:
+ Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
+ Công nghệ kỹ thuật ô tô.
+ Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển.
+ Công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy.
+ Công nghệ chế tạo máy.
+ Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy.
+ Công nghệ ô tô.
+ Công nghệ hàn.
- Ngành sức khỏe: Y sỹ đa khoa; Dược; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật xét nghiệm y học.
- Ngành du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân: Hướng dẫn du lịch; Nghiệp vụ lưu trú; Kỹ thuật chế biến món ăn.
- Ngành sản xuất và chế biến:
+ Chế biến thực phẩm.
+ Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm.
+ Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối.
+ Sản xuất muối từ nước biển.
+ Công nghệ dệt.
+ May thời trang.
Chế độ khám sức khỏe của lao động làm trong môi trường nặng nhọc
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc, do đó:
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.