Rất hoan nghênh các ý kiến trao đổi của các anh em!
Vấn đề xác định thành viên của hộ gia đình và việc ủy quyền cho chủ hộ tham gia giap dịch như hiện tại thực sự làm khó cho người dân và cả các cơ quan chức năng khi có các giao dịch liên quan đến chủ thể này.
Hiện nay đa số các cơ quan chức năng khi xác định thành viên của hộ đều dựa theo hộ khẩu (mặc dù trên thực tế không có căn cứ pháp lý nào. tôi lấy 1 ví dụ thế này Theo hộ khẩu thì gia đình ông A có 4 người gồm 2 vợ chồng A (chủ hộ) và B (vợ), cùng hai con là C, D (đã thành niên). Năm 2010 khi nhận chuyển nhượng 1 thửa đất ở thì cơ quan chức năng ghi trong GCNQSĐ là Hộ bà B. Trong trường hợp này xác định ai là chủ hộ? 02 con đang du học nước ngoài bắt buộc phải có sự đồng ý khi phát sinh giao dịch liên quan đến GCNQSDĐ này có hợp lý K (chao mẹ khi có các giao dịch phát sinh nào như: thế chấp, cho thuê, tặng cho, . . . đều phải "xin" ý kiến của hai con còn đang phụ thuộc kinh tế có hợp lý K?. còn nếu k có ý kiến đồng ý thì hợp đồng có thể bị tòa tuyên vô hiệu theo điều 146 Nghị định 181, ...............
1 Ví dụ đơn giản để có thấy được tính phức tạp của dạng chủ thể này trên thực tế. Do đó quan điểm của tôi là giấy Chứng nhận chỉ cấp cho tổ chức, cá nhân và vợ chồng. Và bỏ luôn chủ thễ Hộ gia đình trong Luật dân sự là như thế./
Thân!
Văn phòng Công chứng Hộ Phòng
101 Quốc Lộ 1A, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai - Bạc Liêu
ĐT: 0781.3859859 - 0919212191
email: vpcchophong@yahoo.com
website: www.congchunghophong.com