>>> Toàn văn điểm mới Bộ luật dân sự 2015
>>> 380 điểm mới Bộ luật hình sự 2015
Nếu như nói Bộ luật dân sự 2015 quan trọng về nội dung thì Bộ luật tố tụng dân sự 2015 lại là Bộ luật quan trọng về hình thức. Việc nghiên cứu tất cả các điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự cũng là một điều quan trọng giúp các bạn nắm bắt được các quy định này từ trước khi Bộ luật có hiệu lực thi hành.
Trước khi đi vào nội dung toàn bộ điểm mới Bộ luật tố tụng dân sự 2015, mình điểm qua 03 thông tin quan trọng của Bộ luật này.
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm
Gồm 42 chương và 517 Điều. Cụ thể:
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Chương I: Nhiệm vụ và hiệu lực của bộ luật tố tụng dân sự
Chương II: Những nguyên tắc cơ bản
Chương III: Thẩm quyền của tòa án
chương IV: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
Chương V: thành phần giải quyết vụ việc dân sự
Chương VI: Người tham gia tố tụng
Chương VII: Chứng minh và chứng cứ
Chương VIII: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Chương IX: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
chương X: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Chương XI: Thời hạn tố tụng
Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm
Chương XII: Khởi kiện và thụ lý vụ án
Chương XIII: Thủ tục hoà giải và chuẩn bị xét xử
Chương XIV: Phiên tòa sơ thẩm
Phần thứ ba: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm
Chương XV: Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm
Chương XVI: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Chương XVII: Thủ tục xét xử phúc thẩm
Phần thứ tư: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
Chương XVIII: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
Chương XIX: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm
Phần thứ năm: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Chương XX: Thủ tục giám đốc thẩm
Chương XXI: Thủ tục tái thẩm
Chương XXII: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Phần thứ sáu: Thủ tục giải quyết việc dân sự
Chương XXIII: Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự
Chương XXIV: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Chương XXV: Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Chương XXVI: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Chương XXVII: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
Chương XXVIII: Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
Chương XXIX: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Chương XXX: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Chương XXXI: Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Chương XXXII: Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại việt nam
Chương XXXIII: Thủ tục công nhận kết quả hòa giải ngoài tòa án
Chương XXXIV: Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển
Phần thứ bảy: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài
Chương XXXV: Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài
Chương XXXVI: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại việt nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Chương XXXVII: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài
Phần thứ tám: Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXXVIII: Quy định chung về thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Phần thứ chín: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
Chương XXXIX: thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
Phần thứ mười: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Chương XL: Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự
Chương XLI: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Chương XLII: Hiều khoản thi hành
2. Bộ luật tố tụng dân sự quy định những vấn đề liên quan đến:
Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự,trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016
Trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.