Bộ Công an trả lời về kiến nghị tăng nặng các hình phạt về tội phạm tham nhũng, tín dụng đen, ma túy

Chủ đề   RSS   
  • #606821 14/11/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2144)
    Số điểm: 75006
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Bộ Công an trả lời về kiến nghị tăng nặng các hình phạt về tội phạm tham nhũng, tín dụng đen, ma túy

    Vừa qua, một cử tri đã gửi kiến nghị đến Cổng TTĐT Bộ Công an về vấn việc tăng nặng các hình phạt nghiêm khắc đối với các tội phạm tham nhũng, ma túy, buôn lậu, “tín dụng đen”. Vậy Bộ Công an có câu trả lời như thế nào về vấn đề này?

    Ngày 14/11/2023, một cử tri đã đề nghị đến Bộ Công an cần ăng nặng các biện pháp chế tài, bảo đảm tính nghiêm khắc và đủ sức răn đe hơn đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng, ma túy, buôn lậu (thuốc lá,…), tín dụng đen.

    Theo đó, Bộ Công an trả lời như sau: 

    Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mức hình phạt áp dụng đối với các nhóm tội danh cụ thể như sau: 

    Tội phạm về ma túy có 9/13 tội danh có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình; 03 tội danh có khung hình phạt cao nhất từ 10 đến 15 năm tù giam; 01 tội danh có khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù giam. 

    Tội phạm về tham nhũng, chức vụ có 4/15 tội danh có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, tử hình; 06 tội danh có khung hình phạt cao nhất từ 10 đến 20 năm tù giam; 05 tội danh có khung hình phạt cao nhất từ 5 đến 7 năm tù giam. 

    Tội phạm buôn lậu, khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù. 

    Tội phạm, vi phạm pháp luật hoạt động liên quan “tín dụng đen”: căn cứ hành vi, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm..., các cơ quan tư pháp có thể xử lý hình sự về tội giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản... 

    Theo đó, nhiều tội danh có mức hình phạt nghiêm khắc như tù chung thân hoặc tử hình (tội giết người), tù chung thân (tội cố ý gây thương tích), 20 năm tù (tội cưỡng đoạt tài sản)...

    Như vậy, có thể khẳng định tội phạm tham nhũng, ma túy, buôn lậu, “tín dụng đen” phải chịu các hình phạt rất nghiêm khắc của Bộ luật Hình sự. 

    Hình phạt trong các vụ án cụ thể, các cơ quan tố tụng căn cứ quy định của pháp luật, hành vi, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... để xem xét, quyết định.

    Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về việc có hay không tăng nặng các hình phạt đối với tội phạm tham nhũng, ma túy, buôn lậu, “tín dụng đen”.

    Tham khảo: Trong trường hợp nào, người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy đối diện với án tử hình?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    - Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    - Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    - Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

    - Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

    - Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

    - Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    - Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililit trở lên;

    - Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm trên.

    Xử phạt đối với hoạt động tín dụng đen

    Phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ tại điểm đ khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt vi phạm như sau:

    Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    Như vậy tại điểm đ quy định lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 sự sẽ chịu phạt vi phạm phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

    Ngoài ra tại điểm a khoản 7 Điều 12 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì vi phạm sẽ phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi cho vay lãi vượt mức quy định.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Căn cứ tại Điều 201 Bộ luật Dân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:

    - Đối tượng nào mà cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên so với mức quy định tại Bộ luật dân sự tức là 100% mức lãi suất thu lợi bất chính từ 30-100 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    - Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu-1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

    Xem bài viết liên quan: Người nghiện ma túy có phải là tội phạm không?

    Phân biệt tội phạm vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy

    Mua bán, vận chuyển bao nhiêu ma túy thì sẽ đối diện với mức án tử hình?

    Nhận diện tín dụng đen và mức xử phạt vi phạm

     
    99 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận