Bộ Công An lấy ý kiến Dự án Luật Căn cước Công dân sửa đổi

Chủ đề   RSS   
  • #585625 23/06/2022

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Bộ Công An lấy ý kiến Dự án Luật Căn cước Công dân sửa đổi

    Bộ Công An đang lấy ý kiến về Dự án xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số…

    Theo Bộ Công an, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề...
     
    can-cuoc-cong-dan-gan-chip
     
    Tuy nhiên, việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động xã hội đang ngày càng phát triển.
     
    Ngoài ra, Luật Căn cước công dân không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR code) nên việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất; nhiều đơn vị chưa tham gia triển khai vì đây không phải là nội dung được quy định trong luật.
     
    Các quy định của Luật Căn cước công dân về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Căn cước công dân còn chưa được đầy đủ, bao quát, chủ yếu được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật. Đây là vấn đề lớn, tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện một số dịch vụ công và tổ chức, cá nhân khác, nên cần được luật hóa.
     
    Trong thực hiện chuyển đổi số, việc xác định, định danh công dân trên môi trường điện tử (công dân số) là rất cần thiết; Luật Căn cước công dân là văn bản quan trọng quy định về quản lý, định danh một công dân cụ thể nhưng hiện nay mới chỉ tập trung vào việc quản lý công dân qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua thẻ căn cước công dân mà chưa có quy định về việc xác định, quản lý, định danh công dân trên môi trường điện tử nên gây khó khăn trong phát triển các tiện ích, triển khai dịch vụ công, quản lý các giao dịch điện tử quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản... chưa bảo đảm, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của công dân trên môi trường điện tử.
     
    Đại diện Bộ Công an cho hay, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
     
    4 KIẾN NGHỊ CẦN BỔ SUNG
     
    Trên cơ sở rà soát Luật Căn cước công dân, Bộ Công an đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân như sau:
     
    Thứ nhất, bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin khác của công dân (ngoài thông tin về căn cước công dân) vào thẻ căn cước công dân và thay thế việc sử dụng một số loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứa thông tin đã được tích hợp; bổ sung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục để thu thập, tích hợp thông tin; bổ sung quy định về hình thức tích hợp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện tích hợp thông tin; bổ sung quy định về loại thông tin được tích hợp.
     
    Thứ hai, chỉnh lý quy định về cơ sở dữ liệu căn cước công dân và bổ sung các nhóm thông tin vào trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, theo đó bổ sung một số nhóm thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: thông tin về số chứng minh nhân dân của công dân, ngày cấp, nơi cấp; người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về diện chính sách; thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).
     
    Thứ ba, bổ sung quy định cấp thẻ căn cước công dân cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi; bổ sung quy định giải quyết vướng mắc trong cấp thẻ căn cước công dân cho người không có nơi thường trú, không đầy đủ một số thông tin cá nhân khác như ngày, tháng sinh, quê quán (theo 03 cấp hành chính), có thông tin kê khai về dân tộc, tôn giáo khác không nằm trong danh mục quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.
     
    Thứ tư, hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; định danh điện tử; cấp, hủy số định danh của cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.

    >>> Xem toàn văn Hồ sơ xây dựng Luật CCCD sửa đổi tại link bên dưới

    Bộ Công An đang lấy ý kiến về Dự án xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số…

    Theo Bộ Công an, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề...
     
     
     
    Tuy nhiên, việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động xã hội đang ngày càng phát triển.
     
    Ngoài ra, Luật Căn cước công dân không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR code) nên việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất; nhiều đơn vị chưa tham gia triển khai vì đây không phải là nội dung được quy định trong luật.
     
    Các quy định của Luật Căn cước công dân về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Căn cước công dân còn chưa được đầy đủ, bao quát, chủ yếu được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật. Đây là vấn đề lớn, tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện một số dịch vụ công và tổ chức, cá nhân khác, nên cần được luật hóa.
     
    Trong thực hiện chuyển đổi số, việc xác định, định danh công dân trên môi trường điện tử (công dân số) là rất cần thiết; Luật Căn cước công dân là văn bản quan trọng quy định về quản lý, định danh một công dân cụ thể nhưng hiện nay mới chỉ tập trung vào việc quản lý công dân qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua thẻ căn cước công dân mà chưa có quy định về việc xác định, quản lý, định danh công dân trên môi trường điện tử nên gây khó khăn trong phát triển các tiện ích, triển khai dịch vụ công, quản lý các giao dịch điện tử quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản... chưa bảo đảm, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của công dân trên môi trường điện tử.
     
    Đại diện Bộ Công an cho hay, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
     
    4 KIẾN NGHỊ CẦN BỔ SUNG
     
    Trên cơ sở rà soát Luật Căn cước công dân, Bộ Công an đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân như sau:
     
    Thứ nhất, bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin khác của công dân (ngoài thông tin về căn cước công dân) vào thẻ căn cước công dân và thay thế việc sử dụng một số loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứa thông tin đã được tích hợp; bổ sung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục để thu thập, tích hợp thông tin; bổ sung quy định về hình thức tích hợp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện tích hợp thông tin; bổ sung quy định về loại thông tin được tích hợp.
     
    Thứ hai, chỉnh lý quy định về cơ sở dữ liệu căn cước công dân và bổ sung các nhóm thông tin vào trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, theo đó bổ sung một số nhóm thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: thông tin về số chứng minh nhân dân của công dân, ngày cấp, nơi cấp; người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về diện chính sách; thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).
     
    Thứ ba, bổ sung quy định cấp thẻ căn cước công dân cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi; bổ sung quy định giải quyết vướng mắc trong cấp thẻ căn cước công dân cho người không có nơi thường trú, không đầy đủ một số thông tin cá nhân khác như ngày, tháng sinh, quê quán (theo 03 cấp hành chính), có thông tin kê khai về dân tộc, tôn giáo khác không nằm trong danh mục quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.
     
    Thứ tư, hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; định danh điện tử; cấp, hủy số định danh của cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.

    >>> Xem toàn văn Hồ sơ xây dựng Luật CCCD sửa đổi tại link bên dưới

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 23/06/2022 10:34:05 SA
     
    1378 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    admin (20/07/2022) ThanhLongLS (23/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #585942   26/06/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Bộ Công An lấy ý kiến Dự án Luật Căn cước Công dân sửa đổi

    Mình ủng hộ việc này. Mong là sẽ triển khai nhanh chóng, thẻ căn cước công văn có thể tích hợp các thông tin, không cần phải mất thời gian khi làm mất giấy tờ là phải đi xin lại từng giấy tờ một. Ngoài ra, nếu được thì cũng mong có thể có tính năng nào đó trên thẻ để người chủ thẻ có thể kiểm soát cho phép kiểm tra thông tin hoặc không. Vì nếu lỡ mất căn cước công dân thì có thể bị kẻ xấu lợi dụng việc xem thông tin một cách dễ dàng sẽ dùng thông tin của người bị mất cho những mục đích xấu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599739   28/02/2023

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Bộ Công An lấy ý kiến Dự án Luật Căn cước Công dân sửa đổi

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin hữu ích về thẻ căn cước công dân này.

    Theo ý kiến cá nhân của mình, việc tích hợp nhiều thông tin trên thẻ căn cước công dân sẽ giúp người dân thuận tiện hơn trong việc giải quyết các thủ tục hồ sơ giấy tờ khi mà hiện tại có quá nhiều loại giấy tờ tùy thân. Điều này cũng giúp cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong công tác quản lý thông tin cá nhân của công dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #601398   31/03/2023

    legiadien
    legiadien

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Bộ Công An lấy ý kiến Dự án Luật Căn cước Công dân sửa đổi

    Theo mình được biết Dự thảo lần này cũng bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ Căn cước công dân. Ngoài ra thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ Căn cước công dân để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

     
    Báo quản trị |