Theo Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định chỉ trong những trường hợp sau người theo học cao đẳng mới được xem xét miễn học phí:
- Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển
- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
- Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh
- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
- Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định
Theo căn cứ trên thì trường hợp bố chồng là thương binh, con dâu học cao đẳng không thuộc vào những trường hợp được quy định nên không phải là đối tượng được xem xét miễn, giảm học phí.
Cập nhật bởi daisy1009 ngày 10/11/2020 12:51:36 CH