Trong Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 10 có nhiều điểm đáng lưu ý, đặc biệt là việc loại bỏ hình phạt tử hình với 7 tội danh và tham quan có thể trốn án tử nhờ hối lỗi.
Bỏ án tử quan tham ô
Tại điểm c khoản 3 Điều 40 cho phép người phạm tội tham ô tài sản, nhận hối lộ có thể thoát án tử hình nếu sau khi bị kết bạn chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn...
Quy định trên đã nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều, thứ nhất với những hệ lụy từ việc tham ô, hối lộ là rất lớn, nó ảnh hưởng đến cả một bộ máy nhà nước, một dân tộc và thậm chí là cả một quốc gia. Tuy việc bỏ hình phạt tử hình là một quy định mang tính nhân văn song nó sẽ khó đảm bảo rằng có thể giải quyết vấn đề tham nhũng khi mà đây lại là một vấn nạn đang ngày càng lớn trong xã hội Việt Nam.
Thứ hai nếu một người tham ô, hối lộ nộp ¾ tài sản tham ô, hối lộ nhưng số tài sản thực tế đã tham ô, hối lộ trên gấp nhiều lần so với số tài sản điều tra được thần việc tránh khỏi bất cập là điều không tránh khỏi.
Thứ ba nếu số tài sản tham ô, hối lộ không nhiều nhưng những “sản phẩm” sinh ra không chính đáng từ số tài sản đó làm ra quá lớn, vượt xa so với con số “đã ăn” thì liệu có công bằng.
Bỏ án tử hình các tội danh khác:
Bên cạnh đó Luật cũng quy định không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Hình phạt ở các tội trên thay vì tử hình sẽ được chuyển thành chung thân.
Ngoài ra 7 tội danh sau sẽ được bỏ mức hình phạt tử hình, bao gồm:
cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Với quy định bỏ mức tử hình 7 tội danh trên đã đặt ra nhiều ý kiến tranh cãi. Thứ nhất với tội cướp tài sản: Theo giải thích từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đối với tội cướp tài sản, nếu hành vi phạm tội cố ý xâm phạm tính mạng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị xử lý về tội cướp tài sản và tội giết người (đã có hình phạt tử hình). Vậy nếu vô ý gây ra chết người trong quá trình cướp tài sản thì sẽ xử lý thế nào? Giả sử trường hợp một tên cướp sau khi cướp tài sản liền bị truy hô, để chạy trốn hắn nổ máy chạy với tốc độ cao, trên đường gây ra vụ tai nạn làm chết một trẻ em. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì tên cướp có thể bị tội tử hình, Vậy thì trường hợp này sẽ xử lý ra sao?
Thứ hai: đối với tội danh do phá hủy công trình, nếu công trình bị phá hủy gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều cá nhân thì liệu có miễn tử hình cho họ.
Việc bỏ án tử hình của một cá nhân phải căn cứ vào hệ quả có thể xảy ra sau chứ không nên chỉ dựa vào cái hậu trước mắt.